[Truyện Ma] ký sự xe ôm tập 4

 Tác giả: Nguyễn Ngọc Ngà & Đỗ Quang Dũng.

TẬP 4: ĐỪNG NHẢY CẦU EM ƠI...NHẢY CẦU THÌ NHỚ BỎ LẠI CHO ANH CÁI ĐIỆN THOẠI.
Từ trước đến nay mọi người vẫn có quan niệm rằng khi chết đi, biến thành hồn ma là sẽ phải độc ác hoặc là điều gì đó ghê gớm lắm. Nhưng đối với tôi thì lúc này đây hồn ma của chú Đức vẫn rất "bình thường", thậm chí tôi còn cảm thấy chú rất thân thiện và cực kỳ đáng thương. Bởi suy cho cùng ma cũng chỉ là nhưng linh hồn còn sót lại, vì lí do đặc biệt nào đó mà họ vẫn cứ vấn vương chốn dương gian này mà thôi. Lúc này với tôi thì tôi sợ những người bình thường mà mang theo tâm địa của ma quỷ mới đáng sợ còn đâu ma không đáng sợ. Sống còn chẳng ăn ai huống gì làm ma. Bởi con người ta luôn vẫn thường sợ hãi trước những thứ mà không thể cầm nắm hay nhìn thấy được, nhiều khi chỉ là sự việc ngẫu nhiên nhưng lại lầm tưởng đó là điều gì đó mang tính chất siêu nhiên rồi thêu dệt lên những câu chuyện huyễn hoặc, người nọ kể cho người kia, tam sao thất bản nên những câu chuyện đó mới ly kỳ, bí ẩn. Tôi đang suy nghĩ miên man thì tiếng của chú Đức vang lên bên tai;



- Cháu đừng sợ hãi. Nếu ta sống không hổ thẹn với lương tâm thì chẳng có ma quỷ nào làm hại được. Chỉ sợ rằng những kẻ mang lòng dạ của ma quỷ làm những việc ma quỷ nên tâm lý của họ mới luôn cảm thấy bất an. Còn như chú đây...Chú cũng biến thành hồn ma rồi.
Tôi nhìn thật kỹ gương mặt đang chập chờn trước mặt mình. Lúc này chú cũng nhìn tôi, ẩn sâu trong đôi mắt buồn thăm thẳm ấy là sự trí tuệ và thông minh của một người từng trải, đã thấu tỏ sự đời. Chỉ tiếc là vận hạn của chú quá lớn nên thành ra. Tôi cũng chẳng biết phải nói gì để an ủi nên lại rít lấy một hơi thuốc thật sâu nữa.
Lúc này trời cũng đã dần sáng hẳn, có người đi đường đỗ lại nhìn tôi, thấy tôi bám vào lan can của cây cầu bên dưới là dòng sông chảy siết đục ngầu. Thỉnh thoảng thấy tôi chỉ trỏ một mình lảm nhảm nên tò mò ngạc nhiên lắm. Bỗng nhiên một người đi chiếc xe máy cũ chạy gần phía tôi rồi ông ta nói lớn làm cho tất cả bao nhiêu người bỗng nhiên nhìn tôi, có lẽ họ đang đánh giá, bàn luận;
- Em ơi...Mọi chuyện đều có cách giải quyết, đừng có mà nghĩ quẩn. Cuộc đời này vẫn còn tươi đẹp lắm. Chán thì làm ly rượu giải sầu, buồn buồn thì đi chơi gái giải đen. Nợ nần ai bây giờ chưa trả được thì lúc khác trả. Em mà nhảy cầu bây giờ anh không cứu được đâu.
- Vãi...Cái gì thế nhỉ? Tôi ngoảnh mặt lại nhìn mọi người, thấy xung quanh mình đang có hàng tá người quây xung quanh. Gương mặt ai nấy cũng đều tỏ ra sốt sắng nhìn tôi ái ngại;.
- Anh vừa nói em à? Tôi lên tiếng hỏi ngược lại người kia.
- Không nhìn chú em thì nhìn ai? Vừa trẻ khỏe lại đẹp trai thế kia làm sao mà phải tự tử? Mình là đàn ông, mình phải bản lĩnh chứ? Sống mới khó, chết thì dễ lắm. Em chết gia đình em sẽ khổ đầu tiên. Chạy grab ngày kiếm vài củ mà phải nhảy cầu à?hèn thế? Mà có bản lĩnh nhảy xuống thì bỏ lại cho anh điện thoại...
- Anh nói ai tự tử? Anh bị dở hơi à?
Tôi bật cười thành tiếng, nhìn ông ta rồi ánh mắt cũng di chuyển đến những người dân đang hiếu kỳ vây lấy mình.
- Tôi vừa bị tai nạn nổ lốp. Xe của tôi đang dựng đây này. Chỉ về chiếc xe máy của mình đang dựng cạnh đó tôi cười lớn.
- Nhảy cầu cái ccc ý mà nhảy. Ông bị điên vừa thôi. Mà ông anh cứu người kiểu gì thế? Mẹ lại còn động viên người ta ra nhảy cầu rồi xin cái điện thoại...Chịu bố.
Tôi tiến lại xe của mình, dắt bộ về phía bên kia cầu Thanh Trì. Bỏ lại sau lưng là ánh nhìn tò mò ngạc nhiên của bao nhiêu người. Nhưng bên tai tôi vẫn văng vẳng câu nói của chú Đức;
- Chạy xe chậm thôi...Hãy cẩn thận vì bên cạnh cháu còn có bao nhiêu người thân chờ đợi... Nhanh một phút, chậm cả đời cháu ạ.
Tôi thầm cảm ơn chú rất nhiều...Một hồn ma tốt.
***
Cuối con đường mòn ngoại thành vùng ven thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội, con đường vào nhà chú Đức rất ngoằn ngoèo, quanh co mà cực kỳ khó nhớ đường. Vào đến cổng nhà tôi nhìn thấy hai hàng cây Cau Vua khá đẹp mắt. Từng tàu lá như những lá cờ màu xanh đang được treo lên bầu trời đang được gió lung lay.
Nhà chú Đức kinh tế bình thường, cũng không phải là quá nghèo hay quá giàu. Việc chú chạy grab chẳng qua cũng chỉ là kiếm thêm để trang trải cuộc sống mà thôi, cũng không hẳn là quá phụ thuộc vào nghề này. Vợ chú thì bán thịt lợn ngoài chợ, rảnh rỗi chú mới lấy xe đi kiếm thêm.
Qua cuộc nói chuyện hôm trước thì chú có nhờ tôi đến nhà chú, đặc biệt dặn dò tôi là chú ý đến thằng Độ con trai của chú. Kể ra cũng rất kỳ lạ, chú tả nhà của chú giống y hệt những gì mà tôi đang thấy trước mắt, chẳng phải hỏi thăm một ai mà tôi phóng một mạch đến đây.
Bước vào nhà chú, không khí vẫn tràn ngập một màu bi thương, u ám. Ở cạnh gian nhà là chiếc bàn phủ tấm vải miễu màu vàng, hai bên dựa hai cành tre nhỏ được treo rủ phía trước một tấm phướn. Phía trên bàn thờ có một bức ảnh phật, bên dưới là tấm di ảnh của chú.
Mới bước vào căn nhà, tôi gặp vợ của chú là cô Hạnh. Cô có gò má rất cao với đôi mắt sắc lạnh, cặp lông mày cũng được xăm hơi hếch lên. Mới nhìn thì cũng không có gì quá đặc biệt.
Qua màn chào hỏi, cô Hạnh mời tôi vào nhà uống nước. Tôi cũng xin phép ra thắp cho chú Đức nén nhang. Sắp đĩa hoa quả và đặt lên trên ban thờ của chú một cái lễ nho nhỏ cho phải phép, tôi nhìn thật kỹ tấm di ảnh của chú. Đúng là hình ảnh người đàn ông mà tôi đã gặp hai lần trên cầu Thanh Trì. Nếu là người khác thì có lẽ rất sợ hãi, nhưng tôi thì có lẽ "quen" với việc này rồi nên cảm thấy rất tự nhiên. Mặc dù cảm thấy vô cùng kỳ lạ, hoang đường bởi vì đây là việc nói ra sẽ chẳng một ai tin đó là sự thật.
- Cháu có quan hệ thế nào với chú nhà cô thế?
Tiếng của cô Hạnh cất lên hỏi, phá tan bầu không khí vốn trầm mặc, u ám này.
- Dạ...Cháu là "đồng nghiệp" của chú Đức ạ. Nghe tin chú ấy gặp nạn nên cháu muốn đến thắp cho chú nén nhang.
- Cảm ơn cháu...Cháu thật là người sống có tình nghĩa. Chú mất đau đớn, thê thảm lắm cháu ạ. Cô cũng không ngờ là như vậy. Nói chú bao nhiêu lần rồi mà không nghe để đến bây giờ sảy ra cơ sự như này...Ối ông Đức ôi là ông Đức ôi.
Vừa nói cô Hạnh vừa khóc nức nở. Giọng của cô khàn đặc có lẽ bởi khóc nhiều. Từng tiếng than van, ai oán khiến tôi cũng cảm thấy không khí hiện tại khá ngột ngạt.
- Cô ơi...Cô đừng quá đau buồn. Người mất thì cũng đã mất rồi, với lại cháu nghe thấy giọng của cô không còn nữa thì cô nên nghỉ ngơi đi ạ. Cô cũng đừng suy nghĩ nhiều nữa, đừng làm vong hồn chú Đức thêm dằn vặt, đau khổ nữa.
- Cái gì cơ...Anh thì biết gì mà nói. Bất chợt cô Hạnh thay đổi 180° thái độ quay sang trách mắng ngược lại tôi;
- Ông ấy chết để một mình tôi phải lo cho thằng con "dở điên dở dại". Ngay như bố nó chết nó còn không biết gì, cười nói ngây ngô như một đứa trẻ con mà năm nay nó đã hơn ba chục tuổi đầu rồi...Cậu có thấy trần đời ai khổ như tôi không?
Nói rồi cô Hạnh đấm vào ngực mình thùm thụp, hai mắt của cô đỏ hoe, có lẽ khóc nhiều đến nỗi bây giờ chẳng còn nước mắt nữa.
- Cháu hiểu nỗi đau mà cô đang phải chịu đựng. Bởi vì chính cháu cũng từng lâm vào hoàn cảnh giống như cô, cũng chênh vênh mất một thời gian khá dài đó ạ. Tôi an ủi bằng cách nói theo kiểu vuốt đuôi "bốc phét". Bởi vì tôi nghĩ rằng muốn an ủi ai đó thì cách tốt nhất đó chính là phải cùng rơi vào hoàn cảnh như người đó thì ta mới có sự đồng cảm, mới đủ được những cảm xúc để mà nói. Vậy là tôi "chém bừa". Quả nhiên những lời này của tôi có tác dụng, cô Hạnh không còn khóc nữa mà chỉ nhìn tôi. Ánh mắt lúc này cũng không còn những tia "hằn học" nữa mà thay vào đó là sự thương cảm.
- Cháu xin lỗi vì đã khơi gợi lại nỗi đau cho gia đình mình. Nhưng cô ạ, chú đã mất rồi và tai nạn sảy ra là điều không một ai mong muốn. Nhưng chú Đức nhờ cháu đến nhà để giúp anh Độ nhà mình.
Nghe đến đây cô Hạnh nhìn tôi khó hiểu. Có lẽ đó cũng là tâm lý thường tình, bởi vì giữa tôi và gia đình nhà chú Đức cũng không quen biết gì, chỉ là người dưng nước lã, chưa gặp nhau bao giờ, tôi cũng chưa từng đến nhà cô.
- Cậu...Là...Ai? Cô Hạnh nhìn tôi tò mò.
- Cháu nói ra sợ cô không tin...Cháu gặp hồn ma của chú Đức. Chú ấy đã nói chuyện với cháu rất lâu, thậm chí chính chú ấy đã cứu sống cháu một mạng. Hiện tại thì chú ấy nhờ cháu tới nhà mình để giúp anh Độ.
Nghe đến đây cô Hạnh dường như vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng những lời tôi nói lắm. Ánh mắt của cô hết nhìn tôi lại quay sang nhìn di ảnh trên ban thờ chú Đức. Bất đắc dĩ tôi đành kể lại đầu đuôi câu chuyện rõ ràng với cô, từ khi chứng kiến vụ tai nạn thương tâm ấy như thế nào, chú Đức cứu mạng tôi ra sao, rồi cuộc nói chuyện giữa tôi với chú ấy không xót một chi tiết nào.
- Ông Đức ôi...Ông sống khôn thác thiêng thì hãy cứu lấy con...
Cô Hạnh lúc này đã tin tưởng hoàn toàn vào những lời tôi nói. Sau đó thì cô ra phía bàn thờ thắp cho chú một tuần nhang, từng làn khói màu xanh mỏng manh từ mấy cây hương bốc lên chầm chậm.
Tôi hiện giờ thì đầu óc rỗng tuếch, chẳng biết mình có suy nghĩ gì nữa. Ánh mắt nhìn thẳng vào ánh mắt chú Đức trong bức ảnh. Nhưng mắt tôi như hoa lên, mờ đi khi cảm giác bức ảnh có hình của chú đang liếc về phía tôi.
"Phừng". Bát nhang trên ban thờ bùng cháy khiến cho tôi hoảng hồn, cô Hạnh thì càng bất ngờ hơn. Mau chóng định tìm cách dập lửa.
Tôi liền chạy ra phía ban thờ, chắp tay vái lạy, mồm miệng lẩm bẩm;
- Chú đã về rồi ạ?
Vừa khấn tôi vừa chú ý hai "cành phan" dựng bên ban thờ, lúc này tự dưng rung lên bần bật, trong căn nhà hai tầng kín đáo chẳng có một chút khe hở nào mà bỗng nhiên gió từ đâu thổi mạnh, làm hai tờ "phướn" treo trên đó bay phấp phới.

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn