Truyện ma "Chuyện Buôn Hàng" Chap 2

 Truyện ma "Chuyện Buôn Hàng" 


Tác Giả : Hoàng Ez


Xem Lại Chap 1 : Tại Đây


Đám người bâu lại, nhìn nhìn ngó ngó. Từ lúc đưa về đến giờ, không ai thấy gì lạ.  Nhưng giờ, người nào cũng im lặng quan sát, họ sực phát hiện ra, chàng trai nằm trên giường đang ngáy phì phò, tựa như trong giấc ngon lành.  


“- Hả? Sao giống ngủ thế nhỉ?”  


Ông thầy dụi mắt liên tục, khuôn mặt trông rất hoang mang :  


“- Quái lạ thế??? Chả thấy gì nữa222?”  “. Hửm? 


Ý thầy là như nào?”  


`  Ầ ”


  Người đàn ông đấy đảo cặp mắt sang


trái rồi lại phải như suy nghĩ gì đó. Chập, ông đáp :  


“- Tôi... À không...” 


“- Tôi chưa tỉnh lắm... Trông gà hóa cuốc thôi...!” 


— Ông ta tiếp tục ngồi  xuống làm việc của mình; thay vải băng, thoa dược.  Khi đã xong xuôi, lại lần nữa, trông vị thầy ngờ vực. Ông ngồi chống cằm suy tư. Mọi người đều tò mò, hỏi han nhưng chẳng nhận được lời đáp nào. Lát sau, ông lang đứng dậy, đi thẳng một mạch ra khỏi phòng.  




“. Ơ thầy??? Công bao nhiêu để bọn tôi trải”  


Người ấy xua tay, tỏ vẻ không muốn ở lại đây lâu :  


“- Thôi khỏi! An tâm! Cậu đó chả saol” 


“- Đánh xe đưa tôi về đi! Muộn rồi!”


i cũng lấy làm lạ trước kết luận cũng như thái độ của vị thầy. Nhưng họ đã phần nào bớt lo.  


“- Thôi! Ai về phòng nấy đi! Mai còn làm việc!” 


— Một người khép cửa lại.   Ngày mới bắt đầu ở vùng ven kinh thành. Những tia nắng long lanh như nhảy múa giữa bãi cát trắng tinh khôi, rồi vui đùa trên tấm lưng rắn khỏe của những bác thợ thuyền đang miệt mài công việc. Tiếng búa gõ ì ạch, tiếng cưa kẽo kẹt cứ đều đều, lẫn vào đấy là giọng người nói nói cười cười.


Nhưng, chỉ mới đấy, đã chóng tắt đi, gã đốc công (người quản việc trong ngoài xưởng tàu, cũng thuộc họ Đinh) tiến tới. Mà lạ, hôm nay ông ta không như mọi khi.  


“- Mấy thằng bây! Câm cái họng lại chưa? Bọn mày đi kiếm cơm hay vào đây lắm mồm!? ” 


 Ai cũng im phắc, đầu cúi xuống, hì hục việc của mình. Gã đốc công thì mãi oăng oẳng la lối, hết lườm về phía tổ làm ở bãi cát, rồi đến tổ khiêng vác vật tư. Được hổi, gã ngâm cái vẻ lầm lì mà đi khỏi.  Lúc này, vài ba người mới dám to nhỏ với nhau : 


 “- ÊI Hình như hôm nay có ai quật thớt


vào mặt ông đốc à?” 


“- Ai bẻ thước mà đol Kệ đi!”  


“- Thấy lạ thôi. Bình thường ông ấy lóe con mắt đã khiến cả đám sợ mất vía, nay còn chửi rủa, hồn phách muốn trôi ra nước bác ạI”  


“- m! Ngán! Không biết là chuyện gì ha...”  


Đấn giờ nghỉ trưa, các thợ thuyền xếp hàng nhận bữa. Mấy ông hôm qua cứu Hoa tranh thủ về khu ở xem tình hình. Nhưng vào trong phòng, họ ngạc nhiên, chẳng còn ai trên giường cả. Mọi người liền chia nhau ra đi tìm, từ gian này tới gian kia, mấy ngóc ngách ở đây ẩm thấp, nơi thì tối hù nhưng họ không bỏ sót chỗ nào.  


Mãi một hồi, vẫn không thấy tăm hơi, họ thở dài : 


“- Có khi cậu ta tỉnh lại rồi đã lên đường cũng nên!”  


“- ml! Vậy thì tốt!” “- 


Thôi! Đi xối chút nước cho mát!”  Phía sau khu ở của thợ thuyền là nơi tắm giặt, có nhiều bảng vải che khuất. Chỗ này giấc trưa “nhộn nhịp”, mấy ông làm công thường kéo bàn ghế ra, tụm ba tụm bảy, chơi vài ván bạc, hay đơn thuần là nói đủ chuyện trên đời. Họ đang bàn về việc lúc sáng, cái thái độ lạ thường của gã quản lý xưởng này.  “. 


Mấy bác bên tổ soát, chắc nắm chuyện chứ hả?” 


 “. ỨP - Một người đưa tay dọc miệng, như thể sợ ai nghe thấy :  


“. Khuya hôm qua, tôi dậy đi tiểu... Chẳng nhớ rõ là canh mấy. Nhưng, băng ngang qua gian ông đốc... 


Tôi thấy... Ống và mấy thằng lính đi về phía bờ sông!”  


“ Thật? Nhưng đêm hôm còn ra ngoài đó làm chi?”  


Người này đảo mắt qua lại, mấy ông xung quanh thì sát tai vào nghe.  


“- Tôi thấy... Họ mang đổ ởi cúng...”  


. ~ AIH  Cả đám người giật thót cả tim, đang nghe chuyện ly kỳ thì có tiếng ai la thất thanh từ chỗ tắm gội kế cận. Một người hoảng loạn tung tấm vải chạy ra, mồm vẫn còn ra rả. Ai nấy đều mau chóng chuyển sự tập trung, vội tiến lại.  


“- Chú bị sao vậy??” 


“. Sao thế chú ơi?”  


Người này bệt dưới đất, tay chân run rấy. Nuốt cả cục nước bọt vào trong để lấy lại bình tĩnh, ông ta ngước đầu nhìn những cặp mắt đang hướng về mình, mồm quát to :  “ Ở trong thùng nước có người chế tI!I”  Cả đám thợ còn chưa kịp thấu chuyện gì, đã có ai đấy lên tiếng : 


“- Chết đâu mà chết!”  Một chàng trai hất vải bước ra khỏi khoảng ấy, trên thân thể toàn là nước, khuôn mặt trông rất sảng khoái.  Nhiều người trố cặp mắt ngạc nhiên : “- Ủa? Ai đây?” “- Người mới vào làm à?”  


“- Ê! Chính là cái cậu bọn mình cứu phải không?” 


 “- Đúng rồi! Là cậu ấy đó!”  


“ Cứu tôi?” — 


Chàng trai vội bước đến, nhìn từng người một rồi đưa hai tay ra trước mặt :  “- Xin cảm ơn! Xin cảm ơn!”


“ Ơ... Nhưng... Sao chú em tự tiện cởi băng ra thế??? Đã khoẻ lại chưa???”  Mấy ông thợ vòng ra sau lưng chàng trai, họ thêm phen trố mắt kinh ngạc :  : 


“- ỐiI”  “- Chú... Chú bình phục nhanh thế???”  


“- Nhìn này các ông! Trông chỉ như vết sẹo thôi!”  Chàng trai ngồi trên ghế gỗ, cả đám người xung quanh anh ta, họ không ngừng đặt những câu hỏi.


~ Vâng! Vâng! “- A, vậy các anh, các bác chưa từng biết tôi đúng không?”  


“- Ừ! Tất nhiên! Sao cậu hỏi lạ thế?”  


“- Bọn tôi thấy cậu gặp nạn trên đường nên đưa về thôi!”  


“- Cậu tên gì vậy? Là người có danh tiếng công trạng hay sao?”  


“- Đúng đấy! Tôi cứ cảm giác, cậu này phi thường lắm!”  


Chàng trai đưa tay lắc lắc :  


“ Không! Không!”  


“- Tên tôi?”  


“. ÀI Các anh, các bác cứ gọi tôi là Tr...anh... À à nhầm nhầm! Gọi tôi là... Hạ! Tôi tên Hạt”


Sau khi tỉnh lại, trong căn phòng chỉ một mình, Hoạ ngồi ngẫm nghĩ cặn kẽ, nhớ đến việc kẻ hầu được họ Lê phái theo, âu chỉ để gi.ết hại mình. Nhưng may mắn, thoát nạn rồi thấy bản thân ở một nơi xa lạ, ắt được ai đó cứu.  


Do thế, Hoạ đoán, nếu họ Lê biết chàng vẫn còn sống, thế nào cũng tìm cách truy cùng gi.ết tận. Vì vậy, tốt nhất, cần thay đổi tên như ngày trước, và sử dụng lại mặt nạ giả trang luôn cất trong áo. Giữ mạng trước, thì mới mong sớm ngày báo thù...  Khi đã thông những việc cần làm, những điều cần nói nếu bắt gặp ai đấy, theo bản năng sẵn có, Họa liền đi tìm nơi có nước để nhảy vào “nằm nghỉ”. Và vì lẽ ấy, ông ban nãy mới bị một phen sợ ch.ết khiếp khi lấy nước từ thùng.  


“ Tên Hạ?” “~ Nghĩa là mùa hè ư?” 


 “- Tên lạ nhỉ?! 


Quê chú ở đâu? 


Nghe giọng có vẻ là người từ Bắc Thị?”  


“. Cậu đi ứng thí phải không? Kể đầu đuôi chúng tôi nghe với!”  


Họa không muốn nói dối với những ân nhân của mình, nhưng phải đành :  


“. À... Không... Chuyện là vầy. Tôi sống với bác... Ở gần Bắc Thị thôi, vùng hẻo lánh lắm. Mà... Bác tôi vừa mới qua đời... Thấy bản thân không làm nên trò trống gì. Nên chuyến này tôi đi lên kinh thành tìm thầy, ý muốn học chữ... Không may... Bị người ta hãm hại... Đồ đạc của tôi...”


“- Lúc thấy chú, chẳng còn gì xung quanh cả!” - Một người xen vào. “- Chú bị cướp à?”  Họa chăng muốn nói dối thêm, chàng chỉ lắc đầu :  


“- Xin lỗi... Tôi... Chẳng nhớ rõ nữa, chỉ biết, hắn ta dùng d.ao!”  


“- Ôi! Nguy hiểm thật! Không ngờ nay đoạn ấy lại có bọn ác lộng hành!” 


 “- Mà sao chú phải lên tận đất đây? Ở Bắc Thị bao la, cũng nhiều thầy mà!?” 


 Người nào đấy chen vào :  


“ Không! Đất Bắc Thị giờ loạn lạc lắm rồi! Ông không biết vụ thầy Mai danh tiếng vang dội luyện tà hại người sao? Thêm cha con thầy Mạnh nữa!” 


 “- Có phải do thế mà cậu lên tận đây không?”  


Họa chỉ ậm ừ, bởi lẽ, việc đó lúc này không còn khả thi nữa. Anh ta ngẫm, người thầy mà họ Lê quen biết giới thiệu, cần có giấy trình mới xin theo học được, nhưng giờ đồ đạc không còn. Và quan trọng hơn, diện kiến vị đó, tung tích của Họa càng dễ bị lộ.  


Chàng trai quyết định tìm hướng đi khác, ít nhất phải như lão Lượng từng dạy “có cái bổ vào bụng trước đã”.  Họa buổn rầu đáp :  


“- Các bác các anh đã thấy rồi... Tôi giờ chăng còn người thân, tiền bạc


cũng bị mất hết... Đâu còn tìm thầy, ước mơ chuyện học tập được nữa...”  Ngẫm cũng thấy hoàn cảnh của chàng trai kia đáng thương quá, ai nấy đều ngậm ngùi nhìn nhau.  “- Thế, bây giờ chú tính như nào?” 


“- Chú định về lại Bắc Thị à?”  


“- Thôi đừng! Đường sá xa xôi trắc trởi”  Họa đứng dậy, nhìn mọi người rồi thở dài :  


“- Tôi nợ các bác, các anh, ở lại đây  thêm, tôi áy náy lắm. Tôi... Sẽ đi tìm việc, khi có tiền, tôi quay lại báo đáp  các bác, các anh! À ừm... Cho tôi hỏi, là bao?”


Mấy ông thợ phì cười, họ lắc đầu : 


“- Chú này thật thà thế nhỉ!”  


“- Bọn tôi giúp chú, không phải mong được trả ơn. Ai trong hoàn cảnh đó cũng hành xử vậy thôi!”  


“- Tôi nghĩ chú vẫn chưa khỏe hẳn đâu! Cứ ở lại đây nghỉ ngơi thoải mái!”  


“- Nhưng...”  


“- Nhưng nhị gì nữa! Bình phục rồi tính”  


Họa xúc động nhìn khuôn mặt hiền lương của những ông thợ thuyền. Chàng không ngờ mình lại may mắn gặp được những người tốt đến vậy nơi đất khách. 


 “= Thùng!IH Thùng!H”  


Trống dồn vang báo hiệu đã đến giấc làm việc buổi chiều. Ai nấy rời khỏi khu đây, trở lại phía xưởng.  Họa lẽo đếo bước theo sau mấy ông thợ :  


“ Hay... Hay là cho tôi làm cùng các bác nhé!”  


Họ bật cười : 


“- Biết gì đâu mà làm!”  


“- Thôi! Vào phòng nghỉ ngơi cho chóng khỏe!”  


“- Đừng đi lung tung nữa đấy!”


Khi màn đêm buông xuống, trừ khu ở của nhân công ra thì nơi xưởng yên ắng lắm. Đến giờ Tuất chẳng ai được phép qua bên đó nữa.  Lúc này, chỉ gã đốc công và viên soát bước dưới những chiếc đèn lổng tỏa ánh lờ mờ. Họ đang kiểm tra một số thứ. 


 “- Tôi thấy vậy ổn rồi đấy!” 


Đốc công chỉ gật đầu một cái, cổ ông  ta lại tiếp tục nghiêng nghiêng hết phía này đến phía khác, tựa như sợ gặp phải thứ gì.Trên xà gỗ, có tờ giấy vàng cứ phất phơ, vật ấy đã sắp tróc ra...


Xem tiếp chap 3 : Tại Đây

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn