Nga về quê vào chiều 30 tháng 4. Hà Nội nắng như đổ lửa, nhưng càng ra đến vùng ngoại thành, trời lại hầm hập một cách khó chịu – thứ oi bức rất riêng của vùng ven đô. Nơi bê tông chen vai sát gạch cổ, nơi những cánh đồng giờ chỉ còn lốm đốm vài thửa ruộng nhỏ bị nhà cao tầng ép sát từ bốn phía.
Chiếc xe buýt số 91 trả cô ở đầu trạm, cách làng một quãng. Nga xách ba lô đi bộ theo con đường gạch nghiêng nghiêng dẫn về nhà ngoại. Ở nơi đó có bà Nghệ – bà ngoại của cô. Căn nhà cấp bốn cũ kỹ nép mình sau một hàng duối rậm rạp. Ngày xưa cả làng trồng duối làm hàng rào, giờ nhà ai có duối cổ thì thành ra… âm u lạ.
Làng giờ thưa vắng. Người trẻ đi làm ăn xa, chỉ còn vài mái đầu bạc lụm khụm giữa buổi chiều sắp tắt nắng. Nga rảo bước, thi thoảng gặp vài ánh mắt nhìn theo – không rõ là tò mò hay lạ lẫm. Ngôi làng cô từng lớn lên, nay bỗng như một chốn nào khác. Quen mà lạ.
Cánh cổng sắt nhà bà ngoại lặng im giữa bầu trời rũ nắng. Cây hoa gạo trước ngõ trụi lá, chỉ còn mấy trái khô khốc treo lơ lửng. Bà Nghệ đang ngồi trên ghế đá dưới hiên, chậm rãi lần tràng hạt, trông thấy cháu thì cười híp mắt:
– Về rồi đấy hả con? Vào đi, bà nấu canh mồng tơi với cua rồi đấy.
Nga mỉm cười, chạy ào tới ôm bà một cái. Bà vẫn vậy – gầy, nhỏ thó nhưng cứng cỏi. Mái tóc bạc cắt gọn, đôi mắt nâu đã đục màu nhưng vẫn lấp lánh ánh tinh anh.
Bữa cơm chiều giản dị, rau luộc, cá rô kho tương và bát canh nóng nghi ngút. Ăn xong, Nga giúp bà rửa bát, rồi hai bà cháu ngồi ngoài hiên hóng gió. Trời dần chuyển tối. Đèn đường đầu làng chớp nháy mãi không sáng, chỉ có ánh đèn vàng dịu trong nhà bà là còn giữ hơi ấm.
– Lâu rồi con mới về, bà vui lắm. Cái nhà này… cả tháng có khi chẳng nghe tiếng người.
Bà vừa nói vừa khẽ rót chén trà.
Nga ngả lưng trên ghế gỗ, gác chân lên bậu cửa sổ, hỏi vu vơ:
– Hồi xưa bà ở một mình nuôi mẹ với hai dì con chắc cực lắm hả bà?
Bà Nghệ im một lát, ánh mắt nhìn xa xăm ra bãi tha ma phía cuối làng, nơi từng là sân kho hợp tác xã thời bao cấp – giờ cỏ mọc ngập đầu, chẳng ai bén mảng tới.
– Cực thì cực, nhưng không khổ bằng những đêm ở sân kho. Cái nơi đó… không dành cho người sống đâu con ạ.
Nga quay sang, ngồi hẳn dậy.
– Sân kho? Là cái chỗ ở cuối làng ấy hả? Chỗ giờ bỏ hoang á bà.
Bà gật nhẹ. Đôi bàn tay gầy guộc đặt lên đầu gối, trầm ngâm một thoáng rồi chậm rãi kể:
– Hồi đó, bà mới bế theo dì Sâm (dì út) con, tay dắt mẹ con với dì Huyền (dì hai) ra khỏi nhà chồng. Ông ngoại con say xỉn, đánh đập quá trời. Lúc ấy không ai dám chứa ba mẹ con bà, sợ phiền, sợ tiếng. Cuối cùng, bà ra tạm sân kho – cái kho chứa thóc hồi hợp tác xã giải thể. Vách nứt, mái dột, nhưng có mái là được rồi.
Ngoài hiên, gió thổi rì rào qua tán cây duối. Trong ánh sáng lờ mờ, bóng bà đổ dài dưới đất, mỏng như tấm khăn phủ lên một khung xương.
– Nhưng mà ở chưa đầy một tuần… đã thấy lạ. Đêm đầu tiên, đúng nửa đêm, có tiếng gõ cửa – cộc, cộc, cộc. Ba cái, rồi im. Bà tưởng người làng, mở ra thì không thấy ai. Sáng hôm sau, trước cửa có bát cơm nguội… không phải của bà. Trên đó… còn có dấu răng cắn dở.
Nga rùng mình. Ly trà trong tay bỗng lạnh ngắt.
– Đêm tiếp theo, lại gõ. Bà không mở. Sáng ra, cơm vẫn có. Mà kỳ lắm con ơi, trên nền xi măng có vết chân – ướt, đen, dính bùn như từ ruộng mới lên. Nhưng trời hôm đó nắng chang chang, khô rang… lấy đâu ra bùn mà in dấu?
Bà dừng lại, rót thêm trà. Tiếng nước chảy vào ly nghe như ai đang thở dài.
– Có lần, bà để quên áo con mẹ mày trên sào phơi. Sáng ra thấy áo bị xé, mà vết rách như móng mèo, dài và sâu. Bà già cuối làng nói: Ma đói đó. Cơm không có ăn, nó cắn phá. Cúng cho nó đi. Từ hôm đó, đêm nào bà cũng để cơm ngoài cửa.
– Ma đói thật hả bà?
– Không phải một. Là một lũ. Có người chết trong trận đói năm 45, có người chết giữa đồng không ai nhặt xác, có người là dân kéo về trộm lúa hồi kho tan rã, bị đánh chết oan. Không ai thắp hương, không ai gọi tên. Họ khát, đói, lạnh… nên bám lấy chỗ có người ở.
Ngoài đường làng, một con chó sủa lên từng hồi. Nga chợt quay đầu nhìn ra, cảm giác như có ai đó đang đứng bên hàng rào, trong bóng tối. Cô rùng mình.
– Vậy sao bà ở được?
– Vì không còn chỗ nào để đi.
Bà đáp, giọng nhẹ tênh, như thể đang nói về một chuyện đã thuộc về quên lãng.
Có hôm bà quên… cúng cơm, dì Huyền con bị quở sốt, mê sảng, miệng cứ lặp đi lặp lại câu:
– Cơm đâu… tao đói quá! Cho tao ăn cơm.
Nga nuốt khan. Trong bóng đêm đặc quánh, bà ngoại vẫn ngồi đó, dáng người như hòa làm một với cái gió đêm tháng Tư. Và ở đâu đó, giữa những rặng duối im lìm, có tiếng lạo xạo rất khẽ – như ai đó đang lội qua sân gạch vỡ, chân đầy bùn.
Bà lại chậm rãi kể. Giọng con nít mà nghe như không phải dì Huyền con. Tiếng nó trầm, kéo dài như ai đang nói vọng từ dưới đất sâu. Bà quay ngoắt lại – sau lưng chẳng có ai. Chỉ có bóng đêm đặc quánh và cái cửa gỗ run run như bị ai níu kéo.
Nga cảm thấy tay nổi da gà. Cô ôm chặt cái gối, nhích lại gần bà hơn.
Bà tiếp tục:
– Dì Huyền con vẫn sốt nhưng ghê nhất là… bà mở cửa thì thấy bát cơm hôm trước bị hất tung. Cơm thiu khắp nơi, có vết chân người dẫm lên – không phải chân người lớn. Nhỏ, lõm sâu, giống chân trẻ con đi đất, dính bùn. Mà hôm đó trời khô rang…
Bà ngừng lại, đôi tay run nhẹ, như vẫn còn cảm giác giá lạnh đêm ấy.
– Rồi bà nhìn lên mái nhà kho, biết bà thấy gì không?
Nga nín thở.
– Một bóng đen, ngồi co ro trên đỉnh mái, quay lưng lại, tóc dài, rũ rượi. Bà vừa ngước lên, nó quay ngoắt lại – mặt trắng bệch, mắt đen sâu hoắm, miệng há hốc như cười, mà không ra tiếng. Lần đầu tiên, bà biết ma cũng có thể nhìn thấy giữa ban ngày.
Tiếng rít của gió chợt ùa vào như đúng lúc bà nói. Nga níu lấy tay bà ngoại:
– Rồi bà làm gì?
– Bà ôm cả mẹ con, hai dì con mà khóc. Bình tĩnh lại bà nấu cơm mới, rắc muối, đốt nhang cắm ngay cửa kho. Đặt bát cơm xuống, bà khấn:
Đăng nhận xét