Truyện ma "Bí Mật Gia Tộc" Chap 3

 Truyện ma "Bí Mật Gia Tộc"

Tác Giả : Trần Linh


Chap 3


Xem lại chap 2 : Tại Đây


Chương 3: Khu Chợ Ma

Hàng hoá ở chợ ma đa phần là hàng nhái hoặc là hàng giả cổ. Theo hầu hạ phu nhân bao nhiêu năm, song đây là lần đầu tiên Thu Dung được mở rộng tầm mắt. Nhìn vào những sạp hàng được bày bán la liệt đủ những món đồ độc và lạ, Thu Dung không khỏi trầm trồ khen:

“ Đẹp quá!”

Chỉ vừa quay đi, phu nhân đã bỏ cách xa cô một đoạn. Thu Dung vừa chạy vừa gọi với theo:

“ Phu nhân, chờ Thu Dung với.”

Phu nhân không quay lại, mặc dù nghe rõ tiếng gọi của Thu Dung. Sau một hồi chạy Thu Dung cũng theo kịp phu nhân, lúc này cô để ý mới thấy những người bán hàng nơi đây có cách ăn mặc rất khá lạ, thậm chí mang một chút quái gở mà cô chưa từng gặp. Phu nhân đoán ra được suy nghĩ của Thu Dung, lên tiếng trấn an.

“ Đừng có để ý đến các con buôn ở đây, bọn họ đều ranh như khỉ, nghe chúng khua môi múa mép chỉ tổ mất cả chì lẫn chài.”

“ Cách họ ăn mặc trông cũng thật cổ quái.”

Vị phu nhân mỉm cười, đi tiếp. Thu Dung lên tiếng hỏi:” Phu nhân định lựa đồ mua tặng lão gia hay sao ạ? Như vậy có sớm quá không, vì em nhớ tháng sau mới đến sinh nhật của lão gia.”

Phu nhân trả lời:

“ Nếu quà tặng sinh nhật lão gia, thì ta đã chuẩn bị xong cả rồi.”

Sau câu nói họ dừng chân trước một cửa tiệm bán quà lưu niệm. Quầy hàng này nằm ở tận cùng cuối con hẻm, hàng hoá cũng không có gì bắt mắt, khách không có nổi một mống, vậy mà chẳng hiểu sao chủ nhân của nó vẫn đủ tiền lo cơm áo gạo tiền, ngày ba bữa.



Người đàn ông kỷ niên ngoài năm mươi thấy có khách đến, quay ra niềm nở nói:” Mời quan khách ghé thăm.” Song nụ cười trên môi ông ra đột ngột tắt đi, cũng không buồn mời khách vào, thở dài một tiếng, buông câu nói:

“ Hai người về cho, tôi không giúp gì được cho mấy người đâu.”

Thu Dung không chịu nổi cách tiếp đón khách hàng của ông ta, vọt lên phía trước hỏi:

“ Ông buôn bán vậy đấy hả? Còn chưa biết phu nhân của chúng tôi muốn mua gì nữa mà?”

Ông ta không nhìn lên, vẫn cặm cụi mài chiếc lược trong tay, nói với cô:

“ Ai thì tôi không biết, còn phu nhân nhà cô thì tôi hiểu cô ấy đến đây muốn mua gì? Song trên đời này, có những thứ cho dù tiền nhiều đi chăng nữa, cũng không thể mua.”

“ Ông…!!!” Phu nhân níu tay Thu Dung, nhìn cô lắc đầu, ra hiệu cho cô đừng lên tiếng.

Phu nhân bước vào cửa tiệm, ngồi xuống chiếc ghế đẩu duy nhất trong cửa tiệm, được đặt bên cạnh sạp hàng. Xem mấy món hàng hoá được bày bán trên sạp xong, phu nhân quay sang hỏi:

“ Ông vẫn từ chối lời giúp hai mẹ con tôi ư?”

Ông ta thở dài, lắc đầu:” Xin phu nhân thứ lỗi, tôi không thể giúp.”

“ Nhưng vì sao? Trong khi ông đủ khả năng giúp tôi vượt qua kiếp nạn?”

Ông ta khựng tay, nghiêng nửa mặt nhìn vị phu nhân, rồi thở dài quay đi. Cặm cụi làm tiếp công việc của mình, lên tiếng đuổi khéo:

“ Hai vị muốn mua hàng cứ thong thả chọn lựa, ưng thì mua không ưng cũng chẳng sao. Vốn dĩ buôn bán là vậy, không phải lúc nào cũng có khách thích hàng hoá mình bán.”

Biết vẫn không thể lay chuyển được quyết định của ông chủ tiệm, phu nhân đành đứng dậy ra về. Trước khi đi phu nhân còn lịch sự sai Thu Dung để lại một ít tiền trên sạp hàng và lấy đi vài món đồ mình cần.

Phu nhân vốn dĩ là con gái rượu của một thương gia chuyên buôn bán đồ cổ, có tiếng trong giới thượng lưu. Ngay từ nhỏ, phu nhân đã được theo cha đến những khu chợ bày bán rất nhiều cổ vật, kể cả những khu chợ ma giống nơi đây cũng không lấy làm lạ. 


Chỉ cần dựa vào khả năng siêu phàm nhạy bén của mình, phu nhân cũng biết được những món đồ bày la liệt trên các sạp hàng ở hai bên đường kia đâu là báu vật, đâu là đồ bỏ. Nhưng cũng không ít lần có một vài món hàng cực quý thình lình xộc vào trong cảm giác, khiến đầu óc khi ấy hơi choáng váng, tim đập gấp gáp, và sau đó là một cảm giác lâng lâng hưng phấn tràn ngập trong tâm trí. Nhưng đó là cảm giác khi xưa, khi phu nhân theo cha mình đi săn đồ cổ, còn hiện tại, thứ phu nhân quan tâm đến nhất lúc này chính là đứa con trong bụng.

Giọng nói ven đường của một ông lão vang lên, kéo phu nhân về thực tại.

“ Phu nhân, làm ơn làm phước bố thí cho ông cháu tôi vài đồng. Đã ba ngày nay chúng tôi chưa có gì bỏ vào bụng.”

Thu Dung kéo phu nhân lại, len lén nhìn hai ông cháu người ăn mày, không phải bằng ánh mắt khinh bỉ, nhưng những vết lở loét trên da cậu bé khiến Thu Dung sợ họ mắc bệnh truyền nhiễm. Cô nói với phu nhân:

“ Mình đi thôi phu nhân, những người khó khăn hành khất như họ thì ở đâu cũng có.”

Phu nhân giơ tay, cản lại câu nói của Thu Dung.

“ Ta biết chứ, song có điều đã gặp rồi thì không thể làm ngơ.”

Thu Dung vẫn giữ chặt tay phu nhân, hết nhìn hai ông cháu hành khất, rồi lại nhìn phu nhân cao quý, ái ngại đáp:

“ Bẩm phu nhân, vậy người đứng ở đây để em sang bên ấy xem giúp được gì cho họ không. Phu nhân đợi em một lát.”

Nói dứt câu, Thu Dung quay người chạy sang chỗ hai ông cháu người hành khất, cô móc ra mấy đồng tiền thả vào bát sành sứt mẻ dưới đất, nói với họ.

“ May mắn cho hai người hôm nay gặp được phu nhân tôi nhé. Hãy nhận lấy ít tiền này đi mua thức ăn, thằng bé có vẻ đói lả đi rồi đó.”

Ông cụ nâng cái bát có ít tiền trong đó giơ lên cao, vái tạ luôn miệng nói lời cảm ơn. Thu Dung chưa kịp quay đi, phu nhân đã đi đến đứng sau lưng hỏi:

“ Thằng bé này trông diện mạo khá khôi ngô tuấn tú, nếu được sinh ra trong một gia đình có điều kiện, chắc chắn sẽ là một nhân tài trong tương lai.”

Thu Dung ngoảnh lại, vội vàng hỏi:

“ Bẩm phu nhân, người không nên qua đây, ngộ nhỡ…” nói đến đây Thu Dung bị phu nhân cản lời:

“ Ta chỉ muốn tặng cậu bé lọ thuốc của thầy Bùi chế ra thôi mà, biết đâu nó sẽ giúp cậu bé bớt đi những cơn đau ngứa ngáy hành hạ. Đây, ông cầm lấy xức lên vết lở loét cho cậu bé, loại thuốc này khi xức lên nhớ kiêng nước, ba ngày đầu có phần hơi đau rát do công dụng của thuốc đang phát huy, nhưng sau ba ngày, triệu chứng ngứa và đau sẽ dần giảm xuống, sau đó sẽ khỏi.”

Ông cụ đưa tay nhận lọ thuốc, song đột ngột khựng lại. Nhìn phu nhân bằng ánh mắt sửng sốt, miệt thốt ra câu nói.”Đứa bé sinh vào ngày Thiên Đế Giáng Sinh”

“ Này ông, ông nói gì cơ.”

Tưởng đâu phu nhân sẽ nổi giận, thế nhưng người lại bình tĩnh quá đỗi. Không phải tự nhiên tâm trạng của phu nhân vậy, mà bởi vì câu nói này luôn hiện hữu trong đầu cô từ khi mới cấn thai kỳ. Đây cũng là câu nói trong quẻ tướng số mà ông chủ tiệm quà lưu liệm bói cho mình, chỉ tiếc, phu nhân vì tình mẫu tử mà không lỡ bỏ đi đứa bé.

“ Thu Dung, cứ để ông ấy nói.”

“ Nhưng mà..,ông ấy..,”

Phu nhân giơ tay cản:” Không sao, nghe thêm lần nữa cũng không mất mát gì.”

Phu nhân vẫn đưa lọ thuốc cho ông cụ, vừa quay người đi thì ông cụ lên tiếng:

“ Phu nhân, trong họa có phúc, đôi khi những thứ mình tận mắt nhìn thấy, hay tai mình nghe, cũng chưa hẳn đã là sự thật. Mong phu nhân vẫn giữ được lý chí kiên định của mình cho tới phút chót.”

Lời khuyên của ông cụ như tiếp thêm sức mạnh cho phu nhân, cô quay lại nhìn ông cụ mỉm cười, gật đầu nói thay lời từ biệt.

Về sau, chắc hẳn phu nhân sẽ không kịp biết rằng, chính lọ thuốc mình tặng đã cứu cậu bé một mạng. Và không lâu sau đó, ông cụ qua đời, trước khi nhắm mắt về với tổ tiên, ông ấy đã dặn người cháu trai:” Con à, nếu sinh mạng là do cha mẹ con ban cho, thì vị phu nhân kia chính là người thứ hai sinh ra con. 


Có ân báo ân, sau này trong cuộc sống, nếu con bắt gặp một đứa bé gái mang trên mình dấu ấn của Thần Tiên , hãy đi theo và bảo vệ, đấy là cách báo ân mà trong kiếp này con cần phải trả.” Dặn dò cháu trai của mình đến đây, ông cụ buông tay, xa rời nhân thế.

Hai người rời khỏi khu chợ ma, loanh quanh một lúc, chọn mua xong những thứ mình cần, phu nhân mới lên tiếng:

“ Thu Dung, chúng ta về phủ thôi.”

“ Dạ bẩm phu nhân, kiệu đang chờ phu nhân bên kia.”

Suốt quãng đường đi, phu nhân và cả Thu Dung không hề nói chuyện dù chỉ là nửa câu. Thu Dung biết, bề ngoài phu nhân luôn tỏ ra mạnh mẽ là vậy, nhưng sâu bên trong lại dễ mủi lòng yếu đuối, suy cho cùng, người phụ nữ dù mạnh mẽ đến đâu cũng cần một bờ vai làm điểm tựa. May mắn, bên cạnh phu nhân luôn có lão gia.

Ngồi trên kiệu, phu nhân vỗ về bụng mình, thỉnh thoảng khoé lại môi hiện ra một nét cười. Cô bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian lúc mình mới mang thai đứa con thứ hai. Còn chưa kịp vui mừng, thì ông thầy bói chỗ quen biết vội luận quẻ cho đứa bé, và phán rằng, đứa trẻ này sinh vào năm Thiên Đế Giáng Sinh, vì năm nay phu nhân tròn 26 tuổi, tính cả tuổi mụ.

Con Thiên Đế giáng sinh, hay còn gọi là giáng thai, thường là những đứa trẻ có số kiếp sinh ra là con nhà trời, chúng là những đứa trẻ sinh ra vì hữu duyên, trái duyên, và đôi khi cũng là phúc.

Ông thầy nói thêm. Những đứa trẻ được mẹ mang thai vào các năm 20.26.33 tuổi ( tính theo tuổi mẹ âm lịch, chú ý nhất là năm mẹ 26 tuổi). giả dụ : Mẹ 26 tuổi mang thai sinh con năm 27 tuổi. Gọi là Thiên Đế giáng thai.


Đây là trường hợp nhẹ nhất. Mẹ mang thai 25 tuổi sinh con năm 26 tuổi, gọi là Thiên Đế Giáng Sinh.Trường hợp này xấu nhì. Mẹ mang bầu năm 26 tuổi và sinh trong năm 26 tuổi, vừa là Thiên Đế giáng thai và giáng sinh. Trường hợp này nặng nhất.Cách tính dựa vào vòng sinh:


— Con Phật: Có Phật tính, dễ có duyên tu học


— Con Trời: Có thai hoặc sinh vào năm này là thiên đế giáng sinh, giáng thai, người con dễ có căn quả, cá tính, thông minh, hiếu động.


— Con Người: Làm lợi cho nhà người ta


— Con Ta: Giúp được gia đình ta, là con của chính mẹ nên ăn theo hồng phúc của mẹ.


— Con Ma: Tính khí khôn lanh, đôi khi có chút ma mãnh.


— Cuối cùng là con Quỷ: Ngỗ ngược, quấy phá.

Nghĩ đến những lời ông thầy bói phán, nó giống như mũi dao cứa vào tim phu nhân mỗi ngày, bởi đứa bé vô tội chưa được sinh ra đã mang tiếng khắc cha mẹ, sẽ khiến cha mẹ làm ăn lụi bại. 


Việc này lão gia có biết, nhưng một mực không tin, vì ông cho rằng, con cái là lộc trời ban, ban cho ai, nhà có phúc đón nhận. Chỉ có phu nhân luôn trăn trở những lời tiên đoán của ông thầy bói, rằng không bỏ đứa bé đi, thì ngày đứa trẻ được sinh ra, cả gia tộc sẽ chìm trong biển máu.


Xem Tiếp Chap 4 : Tại Đây

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn