Truyện ma Cát Bụi Thời Gian Chap 14

 Cát Bụi Thời Gian Chap 14

Tác Giả : Tĩnh Thủy

Cát bụi thời gian


Xem Lại Chap 13 : Tại Đây


“Có căn sát bóng” là thuật ngữ của Đạo Tứ Phủ (một đạo sâu màu và linh thiêng của Việt Nam), nó cũng được hiểu là “nghiệp”, “nghiệp quả”, “nghiệp chướng” hay “căn nghiệp” trong Phật Giáo. 


Hiểu đơn giản là người sát bóng là người trong quá khứ đã có tạo nhiều tội lỗi nặng và được chư vị Thánh thần có duyên cứu giúp trong kiếp sống hiện tại để có cơ hội làm công đức trả nghiệp dần dần thay vì phải trả nghiệp thảm khốc trong một lúc, cũng như người có tội được pháp luật cho phép đi làm công ích để giảm tội vậy. 


Những người này họ làm việc theo ý của thánh thần, là trung gian của thánh thần và chúng sinh, được thánh thần hỗ trợ cho huyền năng làm nhiều chuyện linh ứng để cho dân chúng có lòng tin nơi thần linh như việc bói toán, chữa bệnh, trừ tà... 


Những người khi chưa biết mình có căn thì đều trải qua quá trình bị hành cả về thể xác lẫn tinh thần, kết hợp với các dấu hiệu huyền bí được thánh thần báo cho biết rất rõ ràng qua giấc mơ hoặc các điềm xấu, Khi thánh thần thị hiện báo hiệu cho biết mà không chịu ngộ ra thì bị hành nặng hơn để biết phải phục vụ thần linh để được sửa nghiệp nếu không sẽ tự lãnh chịu nghiệp báo vô thường, như thế người ta gọi là “nặng căn sát bóng”. 


Căn sát bóng (sát căn) không giống như “căn tu”, “căn cơ”. Người có các dạng căn này lại là người đã có quá trình tu tập từ kiếp trước và “căn cơ” ý đề cập đến những phẩm chất và trình độ tiến hóa tâm linh mà một người đã được từ tiền kiếp và ở kiếp hiện tại họ tiếp tục quá trình tu học để tiến hóa lên, đại ý là đã có một cơ sở tu tập vững chắc. 



Người sát căn có khả năng dễ dàng cảm nhận và tiếp xúc với những sự linh ứng từ thần linh mà chưa từng quá trình làm việc cho thần linh. Những người có căn nặng ứng với một số vị thần nghiêm khắc của Tứ Phủ như Cô Chín, ông Hoàng Bảy, nếu biết có căn mà không ra hầu mở phủ thì sẽ bị hành cho bằng chết mới thôi. 


Mở phủ ở đây là sự chính thức ra làm việc hầu hạ cho các vị thần, còn gọi là “Đồng”. Người bị tà ma ám nhập thì không thể làm lễ mở phủ được, vì bị vong nhập là có nợ nần ân oán với phần âm, những người bị tà nhập thì người nhà phải thọ nhận lễ điểm đạo để cầu nguyện với chư Phật.


Chị Huyền là người có căn sát bóng, lại thuộc dạng nặng căn, từ nhỏ đã bị hành cho ốm đau, dật dẹo, hết gãy tay thì đau mắt...nhưng chị không sát bóng bình thường mà lại còn bị tà ám nhập, không thể nào mở phủ được nên được thầy Nguyệt đưa về chùa này cho làm Phật sự, lại cho chị làm Huynh trưởng để tiêu trừ căn dần, cứ thế suốt từ khi chị học cấp hai tới giờ. 


Tới nay đã qua nhiều năm làm công quả và được thầy tôi cầu đạo cho đã nhiều, căn ám nhập đã vơi, oan gia đã bỏ đi hết, thì đã đến lúc chị phải về với Đạo của chị, đó là ra trình đồng mở Phủ, việc này đã có người trên về mộng rỉ tai mách nhỏ cho thời điểm, dù muốn hay không, chị cũng không thể thoái thác được thêm nữa.


Tôi thấy chị rơi nước mắt, đó là những giọt nước mắt cảm xúc thật sự. thường ngày chị là người cứng rắn và nghiêm khắc, nhưng ai trong chùa này cũng biết chị dành tình cảm rất lớn cho nhà chùa, chẳng có sinh viên nào tuần nào cũng đi cả mấy trăm cây số vất vả để về quê lên chùa đều đặn như chị cả. 


Không phải cứ đi hầu Tứ phủ là không thể lên chùa được nữa, nhưng trường hợp của chị Huyền thì có lẽ nằm trong số trường hợp sát căn Phật. Tôi ngầm hiểu rằng từ nay sẽ không bao giờ tôi cùng được ngồi thiền hay nghe pháp với chị dưới mái chùa này, dưới đạo tràng này hay ở bất cứ đạo tràng nào khác nữa.
...
Tôi đành nhận lời trở thành đại sư huynh kế thừa chị cho chị yên lòng. Hai chị em tâm sự với nhau hết cả một buổi chiều, tới xẩm tối thì cùng trở về hương đường đại sảnh quán xuyến việc cơm chay tết cho người ở lại trẩy hội chùa, cũng như các việc cúng dường, công đức.


Suốt buổi tối hôm đó tôi ngồi bên cạnh chị ở bàn công đức và không đi đâu hết. Chị chăm chú tỉ mẩn vào việc ghi công đức và chào hỏi phật tử tới nhà chùa, lại quay trở lại làm con người nghiêm khắc thường nhật.
...
Ra tết thì chị Huyền không còn lên chùa sinh hoạt nữa. Chị làm lễ tôn nhang ở một phủ cực kì nổi tiếng về Sát quỷ ở Hà Nội lúc bấy giờ, là phủ linh đồng Sơn Trang. 


Quyền cô ở Phủ này là Cô Linh Sơn Trang, là một trong những người đồng bóng khét tiếng bậc nhất Tứ Phủ Bắc Kỳ về tài trảm tà trục vong, uy lực của cô này được xét vào hàng Kỵ Thần, vì chị Huyền căn nặng nên mới được cô nhận cho làm đệ tử đi theo, chứ cô Linh này cũng nổi tiếng tính tình lập dị khó chiều đỏng đảnh, người thường xin gặp cũng còn khó. 


Chị cùng tôn nhang một lứa với Cô Trịnh Dung và theo hầu Mẫu Phủ Thượng Ngàn. Cô Linh vốn không ưa bên đạo Phật, cho đó là đạo mềm yếu nhu nhược, mà chị Huyền lại nặng tình với bên Phật, cứ hay muốn đãi sư, do đó mà cô không yêu.


Cô Linh căn nặng sát mạng, lại vướng phải oan gia với người thầy pháp Tổ Vu Sơn, nên sau đó được ba năm thì cô này mất, lúc bấy giờ Quyền cô trao về cho cô Trịnh Dung, chị Huyền vẫn ở lại Phủ để hầu theo cô Trịnh Dung, tới được thêm sáu năm sau thì cô Trịnh Dung cũng mất, Quyền cô lại trao về tay Linh Cô Lưỡng Đạo Chân Như. 


Phủ Sơn Trang sát nặng, các Lệnh Đồng Quyền Cô đều yểu mệnh, đến lúc cô Dung mất thì chị Huyền mới dám xin cô Chân Như cho ra mở phủ riêng, gọi là phủ Thiên Sơn Linh Ứng Minh Tâm Điện, sau này chị được biết đến một bà đồng căn nặng có tài tróc yêu có tiếng trong nước, muôn phủ đều hay tiếng, đệ tử chị có tới hàng trăm trải dài cả nước.


Chúng Tôi Sẽ Cập Nhật Chap tiếp Theo Sớm Nhất Có Thể

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn