Truyện ma Việt Nam "Đào Huyệt Chôn Ma" chap 1

Chap 1

Đào Huyệt Chôn Ma

Tác giả : Ngọc Sơn

Thể loại : Tâm linh

- Cô ơi cô. Bài vở nhiều quá cô ơi. Con muốn đi tu cho khỏe cô ơi. Ba mẹ con giờ làm lụng vất vả mà con không giúp họ được cái gì cả. Nhiều hồi con không muốn học nữa,con muốn đi đâu đó cho rồi,để ba mẹ con không vất vả nữa,không phải thêm gánh nặng nữa.

- Rồi những lúc ốm đau,ai sẽ chăm sóc cho ba mẹ con,rồi những lúc họ không lao động được nữa,ai sẽ quẳng gánh lo cơm áo gạo tiền.

- Dạ thì tại ba mẹ con vì con nên mới vất vả. Giờ chẳng hạn con đi tu,ba mẹ sẽ không làm lụng nhiều nữa.

- Vậy thì vết thương lòng,nỗi đau mất mát đứa con duy nhất của mình,ai sẽ chịu thay giúp họ đây..

- Con...

- Con còn quá nhỏ để hiểu được nhưng phạm trù đó. Nhưng nó không hề xấu,vì cô hiểu tấm lòng của con,cũng chỉ vì con thương ba,thương mẹ,thương đấng sinh thành của mình mà thôi. Nhưng thương,không có nghĩa là trốn tránh,thương,là phải cố gắng học thật giỏi,sau này không thành ông to bà lớn,cũng phải có cái nghề ổn định để đền đáp công ơn tựa thái sơn của cha của mẹ nghe con.


- Dạ con biết rồi.

- Năm giờ ba mươi rồi. Ngày mai các em nhớ đi học đúng giờ nhé. Cô có việc nên nay lớp chúng ta nghỉ sớm.

Nhìn đám học trò vui mừng khôn xiết,ôm nhau đập bàn hú hét mà cô Linh cũng không nhịn được cười. Đúng là nhất quỷ nhì ma,thứ ba học trò mà. Hôm nay tiết dạy cuối phải kết thúc sớm vì cô có hẹn với người ta đi kí kết giấy tờ chuyển nhượng đất. Cô và những mạnh thường quân khác trong hội khuyến học của mình vừa quyết định chung tay góp vốn để xây dựng một trung tâm dành riêng cho trẻ em nghèo vượt khó,hiếu học. 

Họ là những giáo viên chính quy có,về hưu cũng có,thậm chí những bạn sinh viên sư phạm cũng hăng hái đăng kí dạy tình nguyện,vì lí tưởng của hội đưa ra đã thức đẩy tâm huyết của nhà giáo. Khát khao nuôi dạy con chữ lúc nào cũng mãnh liệt.

- Anh đang hoàn tất giấy tờ thủ tục trước,để sau này đặt tên trung tâm. Hằng ngày vẫn dạy thêm chính quy,suất cuối cùng là suất dành cho những học trò có hoàn cảnh đặc biệt,vấn đề này a sẽ liên hệ với nhà trường để lấy danh sách.

- Nhưng phải hoàn toàn miễn phí nghe anh.

- Đương nhiên rồi. Tiền thuê trung tâm từ trường,sẽ bù đắp vào những khoản đó,hỗ trợ chi phí cho giáo viên hay những bạn sinh viên tình nguyện giảng dạy.

- Vậy thì em yên tâm rồi. Em mong là sau khi trung tâm của mình hoàn thiện,sẽ thúc đẩy mạnh phong trào này hơn nữa.

- Anh cũng mong là vậy. Tới rồi đây em.

Thầy Khuê,đồng nghiệp chung trường với cô Linh được người quen môi giới cho miếng đất nằm trong con đường năm mét năm,cách biển chừng hai trăm mét,cách trường chính quy ba trăm mét theo hướng ngược lại. Diện tích một trăm hai mươi mét vuông tuy không rộng lớn nhưng đủ không gian để xây một tầng hầm và ba tầng dạy học. Đây chính là thành quả của cả hai cùng với ba giáo viên khác đã về hưu,chung tay đóng góp. 

Số tiền tuy không nhỏ,nhưng xét với điều kiện của từng người cũng chẳng phải là quá lớn và điều đáng giá nhất,là tấm lòng cao cả và tâm huyết ngút ngàn thì không có loại vật chất nào có thể mua nổi.

- Mọi thứ coi như xong. Giờ còn đợi làm công chứng quyền sở hữu đất nữa là rồi. Địa thế này gần biển,làm trung tâm dạy học thì quá chuẩn rồi. Tôi chúc các anh các chị sớm hoàn thành tâm nguyện của mình nhé.

- Dạ cảm ơn anh rất nhiều. Để tôi qua nhìn lại chút.

Miếng đất này là của cha mẹ để lại cho anh Sơn “cá mú”. Anh cắt ra một nửa xây nhà thờ,phần còn lại tính sau này có vốn mở rộng thành khu nhà trọ cho thuê,ai dè giờ có người vào mua,giá cả cũng hợp lí,lại có thiện chí và tâm nguyện cao cả,thành ra không một chút nề hà hay o ép. 

Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng. Anh cũng là một người chính trực,sở dĩ có biệt danh hơi giang hồ chợ búa là vì thời trai trẻ hay theo cha đi biển đánh cá kéo lưới,thành ra dân vùng đây gọi vui hóa quen miệng. 

Ở gần cái học thì sẽ học được nhiều hơn những điều hay lẽ phải,cũng đỡ vất vả tình hình an ninh trật tự. Chứ nếu người hỏi mua muốn mở quán nhậu hay karaoke massage gì đó,chắc chắn anh sẽ khước từ vì trong căn nhà hai gian hiện tại đang ở,còn có bàn thờ cha,thờ mẹ,thờ tổ tiên.

- Cây bàng này là mình trồng luôn hả anh.

- Dạ đúng rồi cô. Tôi trồng cũng lâu rồi. Tại đất trống nhìn hoang vu á,nên trồng vài cây cho nó có không khí. Trước cũng làm vườn ở đây đây,nhưng vừa rồi đã san lấp hết rồi.

- Linh...Linh.. .sao vậy em.

- Dạ không dạ không. Tự nhiên em thấy choáng đầu quá.

- Đi chiều giờ mà. Thôi đi về,mai mốt giấy tờ xong xuôi rồi khảo sát sau.

- Dạ

Chiếc xe ô tô vừa quay đầu chạy ra đường lớn,sự chếnh choáng lúc nãy cũng ngay lập tức tan biến. Vốn dĩ là một người theo đạo Phật,lại tâm niệm tu tại gia,những gì liên quan đến hai giới âm dương,cô đều rất có niềm tin. Miếng đất đó là do cha ông để lại từ thời xa xưa,thổ thần hay khí âm tụ lại là điều không tránh khỏi. Có lẽ vì vậy mà khi nãy làm cô có cảm giác bồn chồn.

- Đây. Anh đã có bản vẽ rồi đây. Em xem như vậy được không. Tầng hầm sẽ kéo dài ra sau,chừa một đường hông để xe vòng lên lại phía trước,tránh tình trạng kẹt cứng khi học sinh tan học cùng lúc. Ba tầng thì tầng trên cùng sẽ dành riêng cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. 

Cuối cùng là phần sân chỉ đổ bê tông nền và chi làm cổng đẩy,một bốt bảo vệ nhỏ nhìn trực diện là nằm bên tay trái. Còn cây bàn này chặt cho nó thoáng... Linh.. Em sao vậy..

- Dạ không... Không... Đừng anh. Đừng chặt cây. Cứ tỉa bớt cành cho bớt xum xuê thôi. Để cho có bóng mát với ra dáng trung tâm dạy học.

- Vậy thì cứ theo ý em. Ba người kia họ giao toàn quyền lại cho mình rồi. À cô Hà gợi ý cho cái tên Sao Mai. Em thấy được không.

- Dạ ổn đó anh. Tên vừa dễ nhớ vừa ý nghĩa. Được rồi. Em phải về nằm chút,chắc trúng gió sao mà đầu óc khó chịu quá.

Thả lỏng người trên chiếc giường thân thuộc,cô Linh vẫn chưa hết choáng váng. Không hiểu sao triệu chứng vừa dứt thì đột ngột quay lại. Có khi mấy nay lo nghĩ nhiều quá về việc xây dựng trung tâm nên trí não phản hồi quá tải cũng nên. Cái gì cũng quy chụp cho tâm linh thì không hay lắm.

- Mẹ mệt hả mẹ. Hay để con khuấy cho mẹ ly nước cam.

- Không cần đâu con. Mẹ nằm chút là khỏe lại ngay. Con ăn tối rồi học bài đi. Ngày mai có tiết kiểm tra nào không.

- Dạ không. Vậy thôi con lên phòng,có gì mẹ gọi con nhé.

Lặng nhìn từng lời nói,từng cử chỉ của cô con gái rượu mà cô Linh mỉm cười mãn nguyện. Con bé đã khôn lớn,trưởng thành rất nhiều rồi. Chỉ tội nghiệp là thầy Tuân,chồng cô Linh đã không may qua đời sau một tai nạn giao thông thương tâm,trước cổng trung tâm dạy thêm,vì sang đường in đề cương cho học trò. Con bé vừa tròn mười tuổi đã phải rời xa cha mình mãi mãi.

- Thư ơi. Con học bài rồi mang đồ vào máy giặt giúp mẹ. Mẹ nằm chút nghe con.

- Dạ con biết rồi. Mẹ nằm nghỉ ngơi đi cho khỏe.

Tiếng con bé vọng xuống,cũng là lúc đầu óc cô Linh miên man chìm vào trong giấc ngủ. Bên tai tự dưng lồng lộng tiếng gió thổi,tiếng chim hót ríu rít dịu êm vô cùng. Những giai điệu guitar mộc mạc từ đầu vang lên,thoảng qua tâm trí đang chếnh choáng. 

Như một liều thuốc an thần,một cánh đồng hoa bỗng chốc nở rộ. Phía trước mặt là một lối mòn,cô cứ thế theo hương sắc mà lững thững vào trong. Căn nhà nhỏ này của ai đẹp quá. Cửa chính rộng mở không chút dè chừng kẻ lạ mặt vãng lai.

- Cô tìm ai !

- Ơ hả. Dạ xin lỗi ... Tôi...

Chưa kịp giãi bày,cô Linh bỗng chốc khựng lại khi toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp đó tự dưng tan biến,hiện ra trước mặt là hình ảnh miếng đất rộng hoang sợ,sát bên là một căn nhà hai gian còn rất mới. Cây bàng phía trước sao nhìn quen quá,đứng nói là...

- Cô sao vậy.

- Dạ... Dạ không... Anh....là...ai...

- Tôi...là người quen với chủ miếng đất này thôi. Tôi tên Đại. Nhìn cô phúc hậu thật. Gương mặt hiện rõ vẻ từ bi độ lượng. Đôi mắt không chút ánh nhìn đảo hướng. Tôi đoán không lầm,công đức cô có được là nhờ giác ngộ giáo lí nhà Phật. Vầng hào quang đang tỏa xung quanh không phải ai tu tập cũng đều có.

- Hả...đúng...là...tôi có tu tại gia...nhưng sao anh lại biết...

- Tôi không biết. Là tâm sinh tướng. Là đức họa ngũ quan. Đứng đối diện đã cảm thấy sự rực rỡ... À tôi có chút việc phải đi rồi. Có dịp sẽ nói nhiều hơn.

- Này...khoan đã...

Cô Linh cố nheo mắt nhìn theo thân hình hộ pháp đang khuất dần sau căn nhà hai gian của anh Sơn. Người đàn ông này rút cuộc là ai,tại sao như thể xuyên thấu tâm can kẻ đối diện đến như vậy. Trong lòng thực sự rất nôn nóng muốn gặp lại,vì cuộc nói chuyện khi nãy quá cuốn hút và cả sự kì bí khó giải thích.

- Hự..

- Xin lỗi... Con xin lỗi...

- À ừ không sao đâu con.

Mải mê theo dõi,cô vừa quay đầu lại tính bước đi thì va thẳng vào một cậu bé học trò lạ hoắc. Nhất thời chưa kịp hiểu chuyện gì thì nó đã lúi húi xin lỗi rồi vội vã chạy vào sảnh trong. Bất thình lình nhìn ra,cô đang đứng giữa sân của một căn nhà ba tầng. 

Học sinh từ đâu lũ lượt kéo vào với điệu bộ gấp gáp. Một chú bảo vệ lớn tuổi quay lại nhìn cô mỉm cười rồi nhanh chóng đẩy cổng rộng ra,chạm nhẹ qua tán cây bàn già cỗi,một vài chiếc lá theo gió thu vương vấn dưới nền.

- Cô ơi cô.. Lớp đặc biệt ở trên tầng ba hả cô.

- Học sớm về sớm còn đi bán nữa nghe con. Ba mày ăn nhậu cả ngày không phụ tao cái gì. Vào học đi. Nhanh lên.

- Dạ

- Con...con..

Không kịp gọi với theo,cô học trò với bộ đồ cũ kĩ đã ngả vàng chạy thẳng lên cầu thang,không quên ngoái đầu lại nhìn cô mỉm cười hiền lành. Kì lạ thật,mọi hoạt cảnh trông thật quen thuộc.

- Chú bảo vệ ơi. Đây là trường học hả.

- Cô vào đây mà không để ý sao. Ra ngoài nhìn lại xem.

Chú bảo vệ không quay đầu nhìn người phía sau,chỉ lập tức đáp lại rồi chỉ tay ra phía trước. Nối giữa hai trụ cổng là một tấm bảng to lớn đề mấy chữ “Trung Tâm Sao Mai”. Chậm rãi nhấn nhá từng từ, như không tin vào mắt mình nữa. Đây chẳng phải là gợi ý mà cô Hà đã gợi ý cho mình sao. 

Tự dưng đầu óc minh mẫn hẳn ra,cô nhớ lại từng tình tiết vừa bắt gặp. Căn nhà ba tầng,tầng trên cùng dành cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Đúng là tâm nguyện của cô và những đồng nghiệp của mình rồi.

- Chú ơi.....ai là chủ căn nhà này vậy.

- Chúc mừng cô. Tôi khâm phục tâm nguyện của mọi người. Tôi sẽ giúp đỡ hết sức với mọi người.

- Hả...

Chú bảo vệ từ từ kéo mũ lên,để lộ một gương mặt vừa lạ vừa quen làm cô Linh trợn mắt kinh ngạc,đó chẳng phải là người đàn ông tên Đại đã gặp lúc nãy sao. 

Xem Tiếp Chap 2 : Tại Đây

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn