Tìm hiểu về "Truyền Thuyết Cương Thi Ở Trung Quốc"

 Nói về ma với phần hồn đã khuynh đảo thế giới tâm linh nhiều rồi, hôm nay Mê Truyện Ma sẽ mang đến cho mọi người phần thân xác cũng ghê rợn và li kì không kém. Nhắc đến những “xác sống biết đi”, có ba hình thể cực kì nổi tiếng, đó chính là Zombie, Ma cà rồng và Cương thi.

Ba hình thể này đã trở thành niềm cảm hứng cho không biết bao nhiêu bộ phim kinh điển ra đời. Có thể kể ra như The Walking Dead, Train To Busan, The Cured, Chạng Vạng, Bá tước Dracula hay seri đỉnh cao về Cương Thi của cố diễn viên Lâm Chánh Anh mà không ai không biết.

Tuy có rất nhiều bộ phim biến thể về cương thi từ các quốc gia khác, nhưng khi nhắc đến những truyền thuyết và gốc gác của nó, người ta vẫn thường nghĩ ngay đến Trung Quốc. Vì vậy, ngay bây giờ, Mê Truyện Ma sẽ đưa mọi người đi tìm hiểu xem, rút cuộc thực hư là như thế nào.


Cương thi, theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, là “xác chết biết đi”, thường được mô tả mang trang phục của quan thời nhà Thanh. Hình dáng cũng rất đặc trưng, với hai cánh tay duỗi thẳng ra phía trước và nhảy lò cò để di chuyển.

Tuy vậy, cương thi vẫn có rất nhiều biến thể về trang phục, hình dáng và điệu bộ cơ thể. Một số trông rất giống người bình thường, số khác thì phân hủy nặng hơn vì bị chôn đã lâu, hàm răng sắc nhọn, móng tay dài bất thường. Thời này nếu ai mở tiệm nails cho cương thi chắc giàu to.

Điểm mấu chốt khiến nó rất khó bị khống chế, chính là do sức khỏe hơn người, đã vậy còn có kĩ năng bay mà lúc sống chắc chắn...không thể luyện được. Nghe khá vô lí nhưng...rất thuyết phục phải không.
Theo các giai thoại, cương thi được tạo ra từ nhiều cách khác nhau. Sinh thời, người đó trải qua những cái chết thảm khốc như treo cổ, chết đuối, khiến linh hồn không thể rời khỏi thể xác. Người chết không được mai táng, không may bị sét đánh trúng hay mèo nhảy qua quan tài, làm cái xác sống dậy và trở thành cương thi. Thời kì này, mèo nhảy qua quan tài và tuyên bố khoa học tuổi Tí.
Về phương diện thực tiễn, trong triều đại nhà Thanh, thi thể của nhiều công nhân Trung Quốc được hoàn trả về quê hương của họ. Một số người sẽ đứng ra làm công việc này, được gọi là “người điều khiển xác chết”.

Đêm về, hai người đàn ông sẽ khiêng quan tài trên vai bằng các cọc tre. Khi di chuyển, cọc tre cong xuống, nhìn từ xa trông giống cái xác đang bật dậy. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện những lời đồn về xác chết sống lại.
Theo truyền thuyết, ban ngày cương thi sẽ nằm im trong quan tài vì sợ ánh nắng mặt trời, trừ khi đó là cương thi có ý thức hay cương thi quỷ. Tối khuya hay đêm trăng tròn, vào thời điểm âm thịnh dương suy, nó sẽ xuất hiện và đi lang thang tìm các sinh vật sống để giết chết, hấp thụ dương khí. Trong phim, người nào bị cương thi cắn vào cổ, sẽ biến thành chính cương thi.
Ban đầu, nhiều người cho rằng các thầy đồng có khả năng gọi hồn, làm sống lại những xác chết. Dưới sự “phù phép” của họ, cương thi sẽ nhảy lò cò về nhà. Quá trình này được thực hiện vào ban đêm, để tránh sự phân hủy cũng như giáp mặt với người sống.

Để đề phòng bất trắc, thầy đồng thường cầm theo một cái chuông dẫn đầu, vừa điều khiển cương thi, vừa cảnh báo người sống không được lại gần. Đây có lẽ là hình ảnh quá đỗi quen thuộc mà những ai từng xem seri phim cương thi của cố diễn viên Lâm Chánh Anh đều nhận ra. Tất cả đều được ông mô tả và diễn xuất một cách xuất sắc và chân thực.
Lý giải về hiện tượng cương thi, học giả Viên Mai đời nhà Thanh có viết “Hồn của một người vốn dĩ tốt nhưng phách của họ là ác, hồn thì khôn ngoan nhưng phách thì dốt nát”. Sau khi chết, phần hồn rời khỏi xác nhưng phần phách vẫn còn và giành quyền kiểm soát thân thể, từ đó biến người chết thành cương thi.

Còn theo quan niệm dân gian, khi người chết oan hoặc không được mai táng. Không may bị mèo nhảy qua quan tài hay bị sét đánh trúng cái xác mang quá nhiều oán khí không thể tiêu tán, đều sẽ biến thành cương thi.
Tương truyền, có bốn cương thi được coi là thủy tổ, mệnh danh Thiên Địa Cương Tổ, gồm bốn cương thi Hạn Bạt, Doanh Câu, Hậu Khanh và Tướng Thần. Trong đó, Hạn Bạt là cương thi được biết đến nhiều nhất.

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn