Pháp Y, Nghề Bác Sĩ Lật Nắp Quan Tài - Góc Creepypasta

 PHÁP Y - NGHỀ BÁC SĨ LẬT NẮP QUAN TÀI

" Khó - khổ là những từ có thể miêu tả cho ngành nghề đặc biệt này. "
Bạn đã đủ dũng cảm để chinh phục ước mơ chuyên gia pháp y?

Pháp y là một ngành được coi là có mức lương " khủng " trong y khoa. Tuy nhiên đi kèm với đó là áp lực , sự xa lánh thậm chí là khủng hoảng tâm lí.

1 ) Môi trường làm việc của pháp y

Có thể nghĩ rằng, dù những khó khăn của nghề bạn cũng có thể dành tuổi trẻ nhiệt huyết và cái tâm để theo đuổi pháp y. Thế nhưng, bên cạnh mặc cảm về nghề này và những nỗi ám ảnh môi trường làm việc của Pháp y cũng là một dấu hỏi lớn cho những người nào có ý định gắn bó với nó.
Bởi vì, đó không phải chỉ dừng ở trong những phòng thí nghiệm được bảo vệ bởi cửa kính, điều kiện chuẩn về nhiệt độ hoặc chống ô nhiễm chuẩn mực mà hiện trường gây án vừa bị “tra tấn” bởi ô nhiễm về vật chất, tinh thần, còn bị đè năng về mặt tâm lý. Nghề pháp y vừa phải gánh trách nhiệm của một người bác sĩ chuyên chữa bệnh, cứu người từ kết quả giám định, tiếp xúc độc hại, áp lực tâm lý...


Mà còn gánh sức ép của một người chuyên viên về giám định hình sự như các chiến sĩ công an bởi người hại, dư luận xã hội, luật sự, tòa án và những cơ quan tố tụng...Với môi trường và điều kiện làm việc đó, liệu bạn có đủ nhiệt huyết để theo đuổi nghề? Nếu câu trả lời của bạn là “có” thì hãy theo dõi thông tin về cơ sở đào tạo ngay dưới đây nhé.

2 ) Pháp Y không như mơ

“Em phải tắm tận 2,3 lần mới dám về nhà” hoặc “Mùi hôi thối, bẩn thỉu nhưng chúng tôi quen rồi, ám ảnh với chúng tôi là cảm xúc luôn phải chứng kiến sự mất mát, số phận đau thương hay hiện trường rùng rợn của những kẻ ngáo đá gây ra”. Đây là tâm sự của một người đội trưởng Đội trưởng giám định Pháp y - Sinh học sau một vụ án. Nhưng đấy chỉ là số ít trong rất nhiều những trở ngại đầu tiên để Pháp y được chấp nhận là một ngành đang được theo học.
Nếu chỉ xét trên góc độ ý nghĩa mà ngành nghề này mang lại, đó là tổng hợp của điều tra và những chuyên viên y khoa, là một ngành mà ở bất kỳ một xã hội nào cũng cần đến - một xã hội sống theo hiến pháp, làm theo pháp luật và con người được bảo vệ, tính mạng, danh dự và nhân phẩm.

Bởi vì, người pháp y không những trong quá trình điều tra, giám định làm sáng tỏ những vụ án giết người, đảm bảo quyền lợi của nạn nhân, phân biết thật giả, gột sạch tiêu cực trong ngành y mà còn sống ý nghĩa hơn nhờ vào sự cảm thông sâu sắc với những người khổ ải và niềm tự hào vì đã giúp những con người đã mất trong các vụ án ra đi thanh thản.
Thế nhưng, ý nghĩa đó có vẻ chưa đủ để xã hội chúng ta quên đi nỗi mặc cảm hay nỗi e sợ, về mang tên “ mổ xác”. So với các công việc bàn giấy, văn phòng hay nghề bác sỹ khám chữa bệnh, khoảng cách về áp lực và sự rùng rợn thật sự rất xa.


Có thể bạn có niềm đam mê với công việc giám định, yêu thích y khoa, muốn lăn xả để tìm ra nguyên nhân các vụ án giết người, bạn sẵn sàng đối mặt với khám nghiệm tử thi đang phân hủy hay chỉ một phút thiếu cẩn thận là có thể đặt nguy cơ nhiễm bệnh từ “đối tác”... Nhưng chưa hẳn đủ quyết tâm, bền chí để sống chết với nghề pháp y vì mặc cảm của xã hội.
Bí mật ám ảnh nghề pháp y

Giữa năm 2007, Trung tâm Pháp y Cần Thơ mới chính thức đi vào hoạt động. Nhưng từ năm 2005, bác sĩ Hồ Bảy đã thực hiện ca khám nghiệm tử thi đầu tiên. Lần đó, có một vụ giết người xảy ra tại huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang).

Nạn nhân là một nam thanh niên khoảng hơn 20 tuổi bị đâm thủng bụng. Công an tỉnh Hậu Giang khi đó do mới được tách tỉnh, chưa có bộ phận kỹ thuật hình sự chuyên trách, nên đã “trưng dụng” bác sĩ Bảy (chuyên gia ở Hội đồng giám định y khoa Hậu Giang-PV) tham gia công tác khám nghiệm tử thi trong vụ án.
Như lời chia sẻ của những bác sĩ pháp y, đã làm công tác khám nghiệm rồi thì ai cũng có những kỷ niệm và cả nỗi ảm ảnh riêng của bản thân.

Bác sĩ Bảy trải lòng, với đặc trưng nghề của ông, dù là xác chết trôi cũng phải mổ để xác định xem trong phổi, khí quản có nước không? Mũi có sình không? Người bị chết cháy thì trong họng, phổi có muội khí hay không? Người bị tai nạn thì chết vào khoảng giờ nào? Giải đáp được câu hỏi đó thì mới biết người đó có thực sự chết vì tai nạn hay bị giết hại rồi phi tang.
Một buổi tối giữa năm 2011, bác sĩ Hồ Bảy nhận được yêu cầu đi giám định trong một vụ án mạng xảy ra tại huyện Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ). Tại hiện trường, nạn nhân là một thanh niên khoảng 22 tuổi, chết trong tư thế nằm sấp bên vệ đường. Khi bác sĩ pháp y lật ngửa người “nạn nhân” lên thì toàn bộ phần ngực, bụng đều thấm đẫm máu.

Ông giải phẫu ổ bụng kiểm tra thì không phát hiện dấu hiệu tổn thương, các cơ quan như tim, gan, lá lách cũng hoàn toàn bình thường. Khi đó, câu hỏi quan trọng được đặt ra với ê-kíp khám nghiệm đó là nguyên nhân nạn nhân chết vì sao?


Không nản lòng, bác sĩ Bảy dùng khăn, bông gòn thấm sạch toàn bộ máu trong khoang ngực, bụng. Sau đó soi kỹ lại từng centimet trên người nạn nhân. Cuối cùng thì ông cũng phát hiện ra điểm mấu chốt. Nạn nhân bị đâm từ phía sau, găm trúng cột sống gây đứt động mạch dẫn đến mất máu cấp và tử vong.

“Lần đó, do không có điện nên lực lượng pháp y phải khám nghiệm dưới ánh sáng đèn pin. Lượng máu vét ra từ thi thể nạn nhân phải đến gần 5 lít. Sau 3 giờ nỗ lực khám nghiệm mới tìm thấy nguyên nhân cái chết. Dù khi đó hai bàn tay dính đầy máu, cơ thể mệt mỏi cứng đơ bởi ngồi lâu trong một tư thế, tôi vẫn thấy an lòng”, ông nhớ lại.
“Trương, xương, hôi, thối”
Đó là câu khái quát mà các bác sĩ ở Trung tâm Pháp y Cần Thơ nói về những ca “khó nhằn” mà dám chắc những anh em mới vào nghề, đi 1 lần về nhẹ thì nhịn cơm cả tuần, nặng thì gặp ác mộng hàng đêm. Cái mùi của tử thi, có lẽ chỉ có dân pháp y và những ai đã từng theo chân họ thì mới có thể tưởng tượng được.

Tôi - người viết bài đã không định viết thêm những dòng này vì e sẽ làm bạn đọc kinh sợ. Nhưng lại nghĩ rằng phải nói ra những điều chân thực bao nhiêu thì những kẻ “ngoại đạo” như tôi và bao nhiêu bạn đọc khả kính sẽ có dịp hiểu thêm về cái nghề mà có thể gọi “trần gian có một” này.
Cái mùi đó, nói như vị Giám đốc Trung tâm pháp y là nó “kỳ lắm”, nó không giống với bất kỳ thứ mùi nào trên cõi đời này. Nói về mặt sinh học, thì đó cũng là sự phân hủy của những cơ thể sống khi hết ngày “dương gian” nhưng không biết vì sao, vì đó là mùi “âm khí” lẫn “uế khí” của đồng loại mình hay vì lý do nào khác mà nó vẫn đặc biệt khiến người ta khó hô hấp. “Mùi của động vật chết mình còn ngửi được nhưng cái mùi này nó kỳ lắm. Nếu cái xác còn “tươi” thì còn đỡ chứ người đã chết lâu ngày thì đúng là một nỗi ám ảnh”, ông Bảy bảo.
Đối với những bác sĩ pháp y, những xác chết trôi luôn khiến họ mệt mỏi, vất vả nhất bởi những đặc trưng rợn người. Do ngâm dưới nước lâu ngày, những cái xác chết trôi hai con mắt trông qua cứ y như hai cái đèn xe hơi, toàn thân trương lên, các nút cúc áo căng cứng da thịt nứt rạn như muốn bứt ra.

Thế nhưng khi động vào thì da thịt lại tróc da từng mảng. “Cái mùi uế khí từ những thi thể “chìm sông lạc suối” đó thì có đeo mấy cái khẩu trang, có tắm gội bao nhiêu lần bằng những thứ xà bông tẩy trùng đến 99,9% kia vẫn không có cách nào hết được. Nó cứ luẩn quẫn, vấn vít khiến cho sau cả tuần về, nhai miếng cơm mà cứ bị nghẹn ở cổ”, một bác sĩ pháp y chia sẻ.
Bác sĩ pháp y Nguyễn Văn Bé (Trung tâm Pháp y Cần Thơ) kể về một vụ án mới xảy ra vào tháng 4 năm nay. Buổi chiều hôm đó, người dân báo tin phát hiện một xác chết trôi sông ở mé kênh sáng gần đường Quốc lộ 91.

Sau đó, lực lượng dân phòng địa phương đã đưa xác về nhà xác Bệnh viện Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) chờ đoàn khám nghiệm pháp y. Qua lời kể, các bác sĩ pháp y khám nghiệm trong cái nhà xác kín như cái “lò bánh mì” khiến cho cái mùi tử khí đã khó ngửi lại càng ám chướng nồng nghẹt trong không khí.
“Khi đó, không chịu nổi, chúng tôi quyết định đưa xác ra ngoài mổ. Nhưng những thanh niên “xung phong” với “xung kích” đã trốn sạch. Gọi hoài không được, thế là mấy tay pháp y với kỹ thuật hình sự phải cố nhịn thở vào khiêng ra”, vị bác sĩ kể.

Có một chi tiết trong vụ việc đó, đến giờ bác sĩ Bé vẫn chưa thể quên. lúc xác chết được phát hiện, người ta tò mò xúm đến, chen nhau coi chật ních, nhưng đến khi khiêng xác ra ngoài, ông ngoảnh mặt lên nhìn thì đám đông mới đó đã... lủi sạch không còn một mống người.
Kỷ niệm nhớ đời mà các bác sĩ ở Trung tâm Pháp y Cần Thơ từng trải qua là lần mở nắp hòm (quan tài) khám nghiệm một nạn nhân bị tai nạn giao thông. Người nhà lúc đầu cũng không muốn mổ xẻ nhưng sau nghe nhiều lời bàn ra tán vào nên đã làm khiếu nại.

Khi lực lượng pháp y xuống tiếp cận tử thi thì người nhà nạn nhân đã khâm liệm, nắp hòm cũng đã đóng. Các bác sĩ phải mở nắp hòm rồi gỡ từng tấm băng gạc, cởi đồ để mổ. Tất nhiên, cái mùi mà họ phải tiếp xúc cũng... đặc biệt khó tả.

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn