Truyện ma "Bí Mật Gia Tộc" Chap 8

 Truyện ma "Bí Mật Gia Tộc"

Tác Giả : Trần Linh


Chap 8


Xem lại chap 7 : Tại Đây


Thế nhưng, hai người họ đi đến đâu cũng bị tiếng khóc của đứa bé làm cho ù tai, thậm chí chỉ quẩn quanh suốt một đoạn đường mà không tài nào thoát ra được, tựa như một mê cung không tìm thấy lối ra.
đỡ hai chân mềm nhũn nói với Đắc:
“ Chắc đứa bé nó có duyên với cậu rồi đấy. Thôi thì quay lại đón nó đi. Ngay cả thổ địa ở đây cũng giữ chân chúng ta, cho dù cậu có đi tới sáng mai cũng không thoát ra khỏi khu rừng này.”
Đắc xoay người lại, nói:
“ Tôi bảo nhà tôi nuôi không nổi rồi kia mà. Cả nhà ba bốn miệng ăn chỉ dựa vào cái phản thịt lợn của tôi ở chợ, giờ đem nó về khác gì rước thêm một cục nợ.”
Biết Đắc nổi tiếng là gã trai sợ vợ, nhà thì nghèo thật nhưng đâu đến nỗi nào. Hơn nữa, phản thịt lợn của Đắc bán rất đắt hàng, mặt trời chưa lên cao đã hết sạch bách. Nói nuôi thêm đứa trẻ bảo không tiền là nói dối. Nghĩ vậy, bà đỡ kéo Đắc lại, bàn với anh ta một chuyện.
“ Thôi bây giờ thế này, vạn vật gặp nhau xem như có duyên, nếu con bé không có duyên tại sao gặp ai không gặp lại gặp cậu có đúng không? Tôi thấy con bé là một cô bé rất đáng yêu, sau này lớn lên vô cùng xinh đẹp cho mà xem. Hay cậu cứ bồng con bé về nhà, bàn với vợ cậu, nuôi đứa trẻ lớn một chút, sau đó bán nó vào nhà nào khá giả làm người hầu. Như thế chẳng phải cũng kiếm được một món tiền có đúng không?”


Đắc bà đỡ nói vậy cũng đúng. Anh ta tưởng tượng ra viễn cảnh nuôi lớn con bé rồi đem bán vào những gia đình quyền quý, hoặc giả phủ quan nào đó trong huyện hay bán thân vào các nhà thổ, sẽ được món tiền không hề nhỏ. Nghĩ đến đây hắn nuốt nước miếng, trong ánh mắt lóe lên sự tham lam thèm khát, liền nhìn bà đỡ gật đầu:
“ Vậy tôi nghe bà. Nhưng bà phải hứa với tôi một chuyện.”
“ Được, cậu nói đi, nói nhanh còn về nhà.”
“ Đứa bé đó chắc cũng vừa được sinh hồi tối. Nếu ai hỏi bà nói vợ tôi sinh đôi, vậy được không?”
Bà đỡ bĩu môi, thở dài gật đầu:
“ Tôi biết rồi, nhà cậu cũng khôn phết đấy. Còn không mau bồng con bé về nhà. Cậu muốn chúng ta chết cóng ở đây ư?”
Đắc nhanh chân quay lại chỗ khi nãy, một lúc sau cậu bồng đứa bé quay lại. Con bé mở tròn xoe đôi mắt nhìn Đắc, ngây ngô khoé môi nở nụ cười.
“ Về thôi…!!!” Bà đỡ hối thúc.
Bắt đầu xuống dốc, bước chân của họ có phần xiêu vẹo, có lẽ là xuống dốc khó đi hơn leo dốc, hai đầu có phần thõng xuống tạo cảm giác đôi chân bị trùng. Đặc biệt bà đỡ, bước chân của bà ấy không còn nhanh nhẹn như trước, tròng mắt trắng dã đảo chớp liên hồi, cơ thịt trên mặt cũng không ngớt rung giật, miệng liên lục làu bàu:
“ Nhà cậu xa quá, đáng nhẽ tôi phải lấy tiền công gấp đôi mới đúng. Cậu xem, từ dưới thị trấn leo lên đây, về đến nhà cậu, có khi phải mất hai canh giờ mới đến.”
Đắc biết bà ấy cũng đã thấm mệt, ở độ tuổi của bà ấy chịu đi xa đỡ đẻ đã là một đặc ân đối với vợ chồng Đắc. Anh ta ôm chặt đứa bé trong tay, cười hề hề đáp:
“ Tôi biết mà bà đỡ. Thôi thế này đi, tiền công tôi trả thêm cho bà hai đồng, đợi phiên chợ tới tôi biếu bà thêm nửa cân thịt lợn. Thế nào, bà đồng ý chứ?”
Thường ngày, Đắc không chỉ nổi danh sợ vợ, mà bản tính keo kiệt của Đắc cả thị trấn này có ai mà không biết? Mang tiếng có sạp thịt lợn to nhất nhì khu chợ dưới thị trấn, nhưng anh ta chẳng bao giờ bỏ tiền ra mua rau, bởi vì mỗi khi bán hết thịt, Đắc thường lân la đến bãi rác vùi đầu vào bới đống lá rau, lựa xem những lá nào ăn được nhặt về đem rửa sạch chế biến. Bà đỡ nghĩ câu nói của mình khi nãy đã làm thay đổi con người Đắc, bật cười nói:
“ Là cậu hứa đấy nhé, nửa cân thịt đùi thơm và thêm mảnh xương vè hầm khoai, thì phải nói nhức nách.”
Đắc gật đầu:” Chuyện nhỏ, nhưng bà phải làm chứng cho tôi vụ đứa bé, đích thị là tôi nhặt được. Mụ vợ tôi nó đa nghi lắm, nó sẽ nghĩ tôi phản bội nó, nhân lúc nó sinh đẻ bồng con riêng về bắt nó chăm.”
Bà đỡ phẩy chiếc khăn tay, cười nói:” Yên tâm, tôi sẽ nói với thím ấy một tiếng.”
Đi mãi…căn nhà nhỏ ven núi cũng hiện ra trước mắt. Nghe tiếng chồng mình gọi, người vợ vui vẻ cười nói hớn hở từ trong nhà vác bụng bầu chạy ra, đến khi nhìn thấy đứa trên tay chồng thì nụ cười trên môi tắt lịm.
Người vợ trừng mắt hỏi chồng:
“ Anh Đắc, con ai đây? Anh bế nó về nhà chúng ta làm gì?”
Vừa hỏi xong, chị ta ôm bụng kêu đau. Bà đỡ chạy đến dìu chị ta vào nhà, miệng nói không ngớt lời:
“ Thím có dấu hiệu sinh rồi đấy, hồi chiều chú Đắc bảo tôi ngày mai thím mới đến ngày sinh, nhưng không sao, ngày mai hay bây giờ cũng chỉ là sinh sớm vài canh giờ thôi mà.”
Chị vợ vỡ nước ối, bụng đau mặt nhăn, song vẫn không quên hỏi chồng:” Anh Đắc, đứa bé anh bế về nó là con ai?”
“A..a…a… đau quá…đau…u..u…”
Đắc đặt đứa bé xuống chõng tre, chạy lại nắm tay vợ trấn an:” Mình à, trong lúc này mình cần giữ sức còn sinh con nữa chứ. Đợi mình sinh xong tôi kể mình nghe.”
“ A…a…a… tôi muốn anh kể ngay bây giờ, nếu không kể, không đẻ đái gì hết. Có phải trong thời gian mang thai tôi không làm anh thỏa mãn chuyện giường chiếu, nếu anh sinh đổ đốn có người phụ nữ khác bên ngoài đúng không?” a..a…a…
“ Kìa Mình, tôi đâu có làm chuyện gì có lỗi với mình. Đứa bé đó là do tôi nhặt được trong núi, không tin, mình hỏi bà đỡ sẽ rõ.”
Chị ta chộp lấy cánh tay bà đỡ đang xoa bụng mình, hỏi bà ấy:” Có thật không? Những lời anh Đắc nói có phải sự thật không?”
Bà đỡ mỉm cười, nói với chị ta:” Chị ghen cũng ghen vừa thôi chứ, đứa bé đó tôi khẳng định không phải chú Đắc đâu. Là khi nãy chúng tôi bắt gặp nó bị bỏ rơi trong rừng, chú ấy thương tình bồng về đây cho thím nuôi. Sau khi sinh thím có thể cho nó bú sữa của mình cùng con của thím. Như vậy cũng tiện mà đúng không chú Đắc.”
Đắc nói xem vào:” Phải đấy, phải đấy. Mình à, đó là sự thật, còn bây giờ mình sinh con cho anh đi.”
Bà đỡ sai Đắc đi nấu ấm nước sôi, chuẩn bị cho mình con dao để cắt dây rốn, do đã trải qua ba lần sinh nở, nên không khó để chị vợ sinh đứa thứ tư mẹ tròn con vuông . Là một bé gái bụ bẫm kháu khỉnh. Anh chồng vui lắm, ba đứa trước đều là con trai, cố lắm cuối cùng cũng sinh được cô con gái, bây giờ anh ta luôn miệng nói” Không sinh được con gái, đời không nể.” Vì mải bồng đứa con mới để mà Đắc quen phéng mất đứa bé mình ẵm về, đến khi con bé đói quá lịm người đi, Đắc mới giật mình đặt con gái xuống giường, chạy lại bồng đứa bé đưa cho vợ.
“ Mình à, lỡ thương rồi thì thương cho chót, mình cho con bé bú chút, lát nữa nấu cháo cho mình anh chắt chút nước cháo đút cho nó ăn.”
Chị ta cằn nhằn:
“ Ngồi trong nhà nhìn thấu cả trời xanh, bốn, năm miệng ăn chưa đủ anh mệt hay sao con rước thêm cái cục nợ này về nhà.”
Lúc này, bà đỡ đã ra về, Đắc bấy giờ mới kể lại những lời bà đỡ bày cho mình khi ở trên núi. Nghe xong, mắt chị ta sáng lên, thấy vậy cũng có lý, nên thôi không cằn nhằn nữa, cho con gái bú xong chị ta bồng đứa bé dúi nó vào bầu ngực căng cứng sữa của mình. Từ khi sinh ra đến giờ đã gần một đêm, con bé cảm nhận được dòng sữa mẹ, liền mút ti chùn chụt.
“ Mình nghĩ ra tên đặt cho con gái chưa?”
Chị ta đáp:” Chưa, em là người ít học, một chữ bẻ đôi không biết lấy gì tên hay đặt cho con. Thôi anh đặt tên cho con gái chúng ta đi, nhớ đặt tên hay một chút.”
Đắc ậm ừ, suy nghĩ một hồi quay qua nói với vợ:” Mình à, mình thấy tên Tú Mơ thế nào?”
Chị vợ nghe xong tấm tắc khen:” Ồ! Tên hay đấy mình. Vậy từ bây giờ chúng ta quyết định đặt tên con gái là Tú Mơ.” Chị ta bồng con gái trên tay, đung đưa qua lại, nói với nó:” Tú Mơ ơi Tú Mơ, sau này phải thông minh xinh đẹp đấy nhé. Kiếm cho mẹ chàng rể nào giàu chút, có như vậy con mới ấm thân.” Nói xong, chị ta sực nhớ đến đứa trẻ chồng mình bồng về, bèn hỏi chồng:” Còn đứa bé kia, mình tính đặt tên gì?”
Đắc cũng quên phéng mất, nghĩ một hồi anh ta bảo;” Thôi thì chúng nó sinh cùng một đêm, con bé này sinh trước nên đặt là Tú Linh, con gái chúng ta sinh sau, đặt tên Tú Mơ. Mình thấy sao?”
Chị vợ bĩu môi lườm nguýt, nói:” Em không chịu, em không thích nó có cùng tên đệm giống con gái chúng ta, anh đặt cho nó cái tên khác đi, càng xấu, càng quê mùa càng tốt.”
Đắc chẹp lưỡi, nói:” Phải để thiên hạ tin rằng mình sinh đôi, nếu biết đứa bé là do anh nhặt được mang về, nhỡ đâu lời đồn đến tai quan phủ, khi đó họ gọi mình lấy khẩu cung, mất thời gian lắm, không phải còn phải đút tiền cho quan lớn nữa ấy chứ, tốn thêm một mớ chứ chả ít.”
Chị vợ nghe xong cũng sợ, sợ quan cho người đến hỏi thì ít, mà sợ phải đút lót cho quan thì nhiều. Dù trong lòng không muốn song chị cũng miễn cưỡng gật đầu:
“ Tú Linh thì Tú Linh. Hừ…”
Đắc mỉm cười, nói:” Nếu mình đồng ý rồi, vậy từ nay đứa bé này chúng ta cứ gọi tên Tú Linh, nó sẽ là chị, con gái chúng ta tên Tú Mơ, làm em.”
Mãi hôm sau, vợ của Đắc thay đồ cho đứa bé thì phát hiện ra miếng ngọc bội đeo cổ. Chị ta lấy giơ xem lên gọi chồng.
“ Anh Đắc ơi anh Đắc, lần này chúng ta giàu to rồi.”
Đắc ngoảnh lại, hỏi:” Có chuyện gì thế?”
“ Này, mình xem đi, là hàng thật đấy, em đã thử.”
“ Miếng ngọc này…..?”
“ Trên cổ đứa bé. Hí hí…không ngờ trên cổ nó lại mang miếng ngọc đắt tiền như vậy. Chứng tỏ xuất thân của nó trong danh gia vọng tộc.”
Nói đến đây chị ta sực nhớ ra điều gì đó, miệng há hốc ngẫm nghĩ một lúc rồi quay sang nói với chồng, bằng giọng điệu lo sợ:
“ Mình này, có khi nào nó là con của quan phủ? Những gia đình nghèo khó thì làm sao có miếng ngọc quý?”
Đắc chau mày suy nghĩ lời vợ nói, một lúc anh ta chẹp lưỡi trả lời:” Nhỡ đâu đó là miếng ngọc giả thì sao? Thôi mình đừng có suy nghĩ nhiều, mình vừa mới sanh cần nghỉ ngơi cho khoẻ.”
Chị ta vẫn ngắm nghía miếng ngọc, cảm thấy nó và đứa bé có một thứ gì đó rất tò mò, song lại không thể biết đó là gì. Chị ta nhìn đứa bé, thở dài nói:
“ Này Tú Linh, mày may mắn được gia đình này nhận nuôi, miếng ngọc này xem như để trả ơn công nuôi dưỡng của vợ chồng tao. Như vậy miếng ngọc sẽ thuộc về Tú Mơ. Hợp lý quá đi mất.”
Vừa nói, chị ta vừa đeo miếng ngọc vào cổ cho con gái mình, Đắc thấy vậy cũng không ngăn cản. Bởi trong mắt của Đắc, đấy chỉ là một miếng ngọc bình thường như bao thứ hàng lưu niệm trôi nổi dưới chợ phiên.
Năm Tú Linh lên năm tuổi.
Vợ của Đắc bắt con bé nằm ngủ dưới đất trên manh chiếu cũ, những đêm mùa đông lạnh giá, vợ của Đắc dắt con bé ra chuồng bò, trải ổ rơm để con bé ngủ ngoài đó. Những hôm như vậy, Đắc phải lấy bao tải ra đắp cho con bé, vì anh ta sợ vợ nên không dám đem chăn cho con bé đắp.
Năm Tú Linh lên mười tuổi.
Con bé vẫn không được đến trường như những đứa trẻ khác. Bởi vì vợ chồng Đắc quan niệm, con gái sau này cũng gả cho nhà người ta, học cao làm gì, chỉ cần giỏi nữ công gia chánh thôi là đủ. Tú Linh là người thích học chữ, bản thân vốn thông minh nhanh nhẹn, nên mỗi khi rảnh con bé đều chạy sang nhà ông giáo trong thôn, đứng bên ngoài học lỏm từng chữ. Những lúc vậy, ông giáo thương tình tặng cho Tú Linh cả quyển tập và cây bút lông để tập viết, vốn tính thông minh, nên chẳng mấy chốc Tú Linh đã biết đọc biết viết. Về sau, bà Bắc phát hiện Tú Linh nén đi học chữ nên đã đánh đập Tú Linh một trận, thừa sống thiếu chết, còn dìm đầu con bé vào thùng nước bẩn ngoài giếng, chỉ đến khi Tú Linh thề độc, rằng không bao giờ được cầm bút và tập, bà Đắc mới tha mạng.
Năm Tú Linh mười năm tuổi.
Đắc bắt đầu mở thêm nghề bán đậu phụ. Bên cạnh sạp thịt của ông ta là sạp đậu phụ do Tú Linh đứng bán. Hằng ngày, con bé phải thức đến tận khuya lắc để xay đậu bằng tay, làm ra những mẻ đậu phụ chất lượng. Sáng ra, trời còn mờ hơi đất, Tú Linh đã lọ mọ đội thúng đậu phụ đem ra chợ bán. Không chỉ bắt Tú Linh làm việc nhiều, mà đến cả cơm mỗi bữa Tú Linh cũng chỉ được ăn nửa bát.
Mọi chuyện cứ vậy diễn ra cho đến mùa xuân năm Tú Linh tròn mười tám tuổi:
Chiều hôm đó khi Tú Linh đang ngâm đỗ tương, bên ngoài cổng bỗng có tiếng gọi:
“ Anh chị Đắc có nhà không?”
Bà Đắc từ trong nhà chạy ra, lau tay vào tấm tạp dề rồi cất giọng hỏi:
“ Bà là ai?”
Người phụ nữ tuổi ngoài năm mươi với nước da trắng ngần, khuôn mặt trông lạnh tanh không cảm xúc, nhìn bà Đắc nói:
“ Tôi người ở dưới huyện, nghe nói sạp thịt và đậu phụ của nhà anh chị ngon có tiếng trong vùng. Nên hôm nay tôi đến đây là muốn đặt ít chân giò lợn, và một thúng đậu phụ với một điều kiện.”
Thấy có mối ngon, bà Đắc vui như mở cờ trong bụng. Bà ấy cười hề hề mời người đàn bà vào trong nhà nói chuyện. Rót chén trà nóng đẩy đến trước mặt bà ấy, mời:
“ Chị uống hớp trà nóng cho ấm bụng. Mấy hôm nay thời tiết bắt đầu trở lạnh rồi đấy.”
Bà ta đưa chén trà lên miệng nhấp một hơi, rồi bảo:” Tôi muốn đặt 10 cặp chân lợn và một thúng đậu phụ. Nếu nhà anh chị chịu giao hàng đến tận nơi trong đêm nay, tôi hứa sẽ trả tiền công hậu hĩnh.”
Bà Bắc đứng văn vê vặt áo, hỏi lại;” đêm nay ư?”
Bà ta gật đầu:” Vâng, giao ngay trong đêm nay, ít nhất trước canh ba trời sáng. Nếu anh chị thấy khó khăn, tôi sẽ sang nhà khác đặt mua.”
Bà ta vừa định đứng dậy nhưng bị bà Đắc kéo ngồi xuống. Lúc này Tú Linh bưng khay óc đậu nóng hổi vào, đặt nó trên bàn chào khách, rồi quay sang nói với mẹ:
“ Mẹ à, để con đi giao. Con hứa sẽ gia đúng giờ.”
Bà ta nhìn Tú Linh chằm chằm, thoạt đầu hơi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cô, sau đó là ngưỡng mộ bát canh óc đậu cô vừa nấu, quay sang hỏi bà Đắc:
“ Cô gái này là…?”
Bà Đắc cười hì hì, đáp luôn:” Là con gái lớn trong nhà. Sao…bà không thấy nó giống vợ chồng tôi ư?”
Bà ta ngại ngùng chớp chớp mắt mất cái, cười xòa nói:” Giống chứ, chỉ là không ngờ giữa núi rừng sâu thẳm, lại có một cô gái xinh đẹp như hoa thế này.” Nói xong, bà ta húp hết bát canh, tấm tắc khen:” Canh óc đậu cô nấu ngon lắm, nó không chỉ có mùi thơm đặc trưng của đậu, mà còn có cả vị béo. Nếu mẻ đậu lần này giao đạt chất lượng, tôi sẽ bảo phu nhân nhà chúng tôi đặt hàng thường xuyên. Chị có đồng ý vụ làm ăn này không?”
Bà Đắc nghe xong, vỗ đùi đét cái, hớn hở gật đầu, đáp:” Đồng ý chứ! Mấy khi có vụ làm ăn lớn như vậy đâu. Tú Linh, còn không ra ngoài xay đậu đi, có vậy mới kịp mẻ đậu phụ giao cho bà đây đêm nay chứ?”
Tú Linh luống cuống chào khách rồi chạy xuống bếp xay đậu, người đàn bà nhìn theo bóng dáng Tú Linh cho đến khi khuất bóng, nhìn bà Đắc hỏi:
“ Con bé năm nay bao nhiêu tuổi rồi?”
Bà Đắc cười hì hì, đáp:” Dạ, cháu nó năm nay vừa tròn mười tám.”

Bà ta nhíu mày, lảm nhảm trong miệng:” Mười tám ư?”

Xem Tiếp Chap 9 : Tại Đây

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn