Truyện ma "Đám Ma Ngày Tết" Chap 3

 Đám Ma Ngày Tết Chap 3

Thể Loại : Truyện Ma Có Thật


Xem Lại Chap 2 : Tại Đây


Bà coi đó cũng là cái phúc phận cuối cùng của đời mình. Ba đứa con càng lớn càng thông minh, xinh đẹp và lại biết hiếu thuận với bà cũng là điều an ủi lớn lắm. Lâu lâu bà vẫn nghe người ta nói bên ta :

- Mừng cho nhà chị có ba đứa con ngoan. Chẳng những biết phụ mẹ còn học giỏi nữa!

- Ối giời! Tôi là tôi chỉ ước đẻ ra đứa con như thằng Hiểu, thằng Tâm nhà chị, chứ thằng nhà tôi thì chỉ được nết ăn. Học hành tăm tối lắm.

- Thôi. Ba đứa nó thông minh, ráng mà nuôi nó nên người chị nhé.

Bà Kha dù không nói nhưng sâu trong thâm tâm bà luôn coi đó là động lực. Bà làm cả phần chồng, cố gắng bươn chải lo cho ba đứa nên người. Nhất là niềm hy vọng bà đặt hết cho thằng Hiểu, con trai lớn. Thằng Hiểu học hành rất giỏi và biết chu toàn việc nhà. 


Ngoài giờ lên lớp, Hiểu còn biết phụ mẹ việc đồng ánh và dạy hai đứa em học bài. Dù nhà mình thuộc diện nghèo khó có tiếng ở vùng này nhưng chưa bao giờ người ta thấy ở thằng bé một lời than vãn. Và căn nhà của bốn mẹ con luôn ngập tràn tiếng cười dù bữa đói bữa no.

Dẫu thế ngày vui ngắn chẳng tày gang.

Ba người con nhà bà Kha, hai trai một gái đều đã phương trưởng. Con gái út là con Hoa và thằng con trai cả là thằng Hiểu đều đã lập gia đình riêng ở nội thành Hà Nội. Thằng con thứ hai tên Tâm, mãi năm vừa rồi mới lấy vợ là con Diễm người làng bên. Và hiện tại, bà Kha đang sống cùng vợ chồng thằng con thứ.



Gọi là sống cùng nhưng sự ấy cũng chỉ là tạm bợ. Dân gian vẫn gọi là ở “khoán”. Bà cụ Kha đã già yếu lắm rồi nhưng số phận còn trớ trêu thay. Đám con cái sau khi thành ông nọ bà kia thì thay đổi hẳn. Đám con ruột của bà tìm đủ lí do để xa lánh mẹ mình. Thằng Hiểu và vợ là bác sĩ trên thành phố, quanh năm bận bịu công tác. Con Hoa thì lấy chồng nên chẳng tiện chăm mẹ. Thành ra bà Kha cứ ở ba tháng với nhà thằng Hiểu rồi ba tháng sau lại khăn gói quả mướp về với vợ chồng thằng Tâm. Bởi theo lời chúng nó bảo rằng:

- Mẹ là mẹ chung, không phải mẹ của riêng ai.

______

Bà Kha lúc này cũng ngoài bảy mươi tuổi. Đôi mắt đã mờ tịt, lưng cũng còng rạp và chân tay cũng run rẩy theo tháng năm lặn lội thân cò nuôi con. Bà chỉ mong bản thân phần nào được an nhàn sau bao năm tháng bán máu, bán tóc lấy tiền cho con ăn học nên người. Nhưng dường như số phận không cho bà một ngày được sống trong yên ổn.

Người ta vẫn bảo "Trẻ cậy cha,già cậy con" nhưng số phận bà lại không được như thế.

Sau khi đứa con lớn là thằng Hiểu thành danh chốn nội đô, sớm đã quên bẵng đi gốc gác bần nông năm nào. Đứa con gái út là con Hoa cũng lấy chồng ở Hà Nội nên không tiện phụng dưỡng. Cực chẳng đã cuộc sống của bà Kha đành phải dựa vào đứa con trai thứ là thằng Tâm. Nhưng trớ trêu thay, thằng Tâm chỉ biết ăn bám vào vợ. 


Toàn bộ kinh tế trong nhà phụ thuộc vào việc mở sạp vải và ghi lô đề của đứa con dâu tên Diễm. Vì thế trong nhà này, con Diễm mới là người có tiếng nói quyết định. Ngay cả vụ cãi nhau về việc ai sẽ nhận nuôi bà Kha cũng là do người con dâu này đầu têu ra cả.

Bà Kha tuy sức đã già yếu nhưng vẫn ráng lê đôi chân đã mỏi đi bán hàng kim chỉ dạo. Bởi bà không muốn nghe những tiếng chì chiết của con dâu. Những câu đại để như:

- Bà già thối thây kia. Sao không chịu đi bán kim chỉ đi. Nằm ườn ra đấy rồi ai hầu cho nổi? Tháng này bà còn thiếu tôi mười lăm ngàn tiền điện đấy.

Hay như:

- Già mà hốc lắm thế. Tháng góp có ba trăm tiền gạo mà bà ăn như sợ chó nó ăn hết thế hả?

Những lần như thế bà Kha cũng cãi lý. Nhưng chỉ cần thấy bóng con trai bà đi khỏi, ả con dâu sẵn sàng thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với bà. Mà kể cả có thằng Tâm ở nhà, Diễm vẫn đối xử với mẹ chồng như đối với đứa hầu con ở.

Có lần bà Kha đang cọ cái chuồng lợn sau nhà. Chẳng hiểu ả con dâu thua lô đề hay gặp thứ âm binh nào mà ả bực dọc, trút cả chậu cám lên người mẹ chồng. Bà Kha chỉ biết cắn răng chịu đựng, chẳng biết kể với ai.


Xem Tiếp Chap 4 : Tại Đây

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn