Làng tôi nhiều ma, lắm quỷ - Chuyện ông Lạc
Chap 2Cuộc đời ông Lạc
Xem Lại Chap 1 : Tại Đây
————
Thế rồi bà Thường bắt đầu kể…. Quê em là một ngôi làng nhỏ. Làng em nghèo, nghèo cực. Thế nhưng trước kia thì mảnh đất này được coi là quê hương cách mạng. Nơi đây thuộc vùng có Việt Minh bảo vệ cho nên dân ở các tỉnh xa , giữa cái lay lắt của nạn đói năm 45 và sự hà khắc, cai trị của lũ Pháp - Nhật thì họ phải bỏ quê kéo đến rất đông. Những dòng người di cư từ khắp nơi rồng rắn đến xin ăn. Ông Lạc cũng là một cậu bé trong đoàn người tới từ tứ xứ thập phương và nghe bà Thường kể thì hôm ông Lạc đi vào nhà cụ thì người chết đói nằm lay lắt ở khắp nơi trong làng nhiều lắm.
Ban đầu khi những tốp người đầu tiên tới thì dân làng còn cưu mang họ, nấu cho họ bữa rau, bữa cháo… thế nhưng chỉ vài tuần lễ.. ngày qua ngày người tới càng lúc càng đông lúc nhúc. Họ như những thây ma, những bộ xương chỉ còn 2 hốc mắt tìm đến từng nhà đứng chật cả sân than khóc thì lương thực trong làng cũng cạn bằng sạch.. dân làng em lúc đầu còn nấu cơm cho họ ăn, nấu cháo loãng chia cho họ… thế nhưng đến lúc lương thực cạn kiệt mọi người cũng chỉ còn biết mặc kệ họ. Gia đình nhà cụ em cũng không thể tránh khỏi hoàn cảnh tương tự. Cụ ông là người có học, cụ vốn tính thương người cho nên để họ ăn nhờ ở đậu… thế nhưng cụ bà thì khác.
Cụ bà lo gia đình, lo cho các con cho nên cũng đành phải mời họ ra ngoài, đóng cửa lại, không nấu cơm cho họ được nữa bởi vì nhà đông con. Nói thì các bác có thể không tin thế nhưng năm đó đến củ chuối, củ mài cũng chẳng còn mà ăn. Những người sắp chết đói họ mò ra đồng bắt tôm bắt cá. Thế nhưng hạn hán nước cạn, tôm cá cũng hết. Họ bắt cả chuột bọ, cuối cùng chẳng còn gì để ăn thì sinh ra chuyện kẻ khoẻ thì đi cướp bóc, kẻ yếu không gượng dậy được nữa chỉ còn cách nằm một chỗ chờ chết mà thôi. Cái thảm cảnh này của nhân dân ta nếu như ai đã từng đọc những câu chuyện hoặc xem các bộ phim về nạn đói năm 44-45 có lẽ sẽ hình dung ra.
Giữa cảnh chiến tranh bị giặc cai trị, bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến bù nhìn tham lam cũng gần như không bảo vệ những người khốn cùng, không có công cụ sản xuất cho nên dân ta bị bần cùng, nạn đói kinh hoàng, đạo đức đi xuống vì giành giật sự sống là điều tất yếu.… Câu chuyện về cái đêm xa xôi ấy thì gia đình cụ em đang nằm ngủ say lắm. Giữa nửa đêm cụ ông nghe thấy tiếng gõ cửa, cụ đi ra mở thế rồi đột nhiên bị một con dao kề vào cổ sắc bén đến nổi gai ốc khiến cụ nói mà không thành câu..
“Ai đấy?? Ơ..!!”
“Có.. có gạo.. có gạo mang đây.. mang đâyyy.!!”
Cụ ông sợ hãi.. giữa bóng đêm không nhìn rõ mặt. Cụ chỉ thấy mấy người ốm nhom ốm nhách, họ trông như những bộ xương đứng trước mặt kẻ mếu máo, kẻ gằm gè nhìn cụ dường như ai cũng có những nỗi khổ tâm.. cụ tính la lên nhưng cụ biết bây giờ mà hô hoán có lẽ tính mạng cụ sẽ không xong.. cụ nhắm mắt lại bước sang 1 bước... 7-8 bóng người gầy xơ xác cứ thế lao vào nhà cướp bóc, họ cướp đi thúng gạo cuối cùng thế rồi tranh, chạy ra ngoài trước sự kinh sợ của cụ bà cùng với đàn con nhỏ
“Xin các người.. xin các ngườii.!!”
Cụ ông đứng nhìn theo mà còn nghe thấy một câu xin lỗi của họ đáp lại. Lúc họ chạy đi rồi cụ bà sợ hãi tột độ, cụ trách móc cụ ông đã bất cẩn nhưng cụ ông chỉ biết thở dài nhìn những cái bóng người đó khuất sau bụi tre. Cái thảm cảnh này thực sự rất đau lòng… cái đói làm cho người ta không còn có thể yêu thương đùm bọc lẫn nhau.. cụ bà khóc nấc… những bóng người chạy đi khuất thế rồi cụ ông chỉ còn biết đóng chặt cánh cửa lại... Một lúc sau ở ngoài đường làng có tiếng gào thét nghe ghê rợn .
“Ai đấy?? Ơ..!!”
“Có.. có gạo.. có gạo mang đây.. mang đâyyy.!!”
Cụ ông sợ hãi.. giữa bóng đêm không nhìn rõ mặt. Cụ chỉ thấy mấy người ốm nhom ốm nhách, họ trông như những bộ xương đứng trước mặt kẻ mếu máo, kẻ gằm gè nhìn cụ dường như ai cũng có những nỗi khổ tâm.. cụ tính la lên nhưng cụ biết bây giờ mà hô hoán có lẽ tính mạng cụ sẽ không xong.. cụ nhắm mắt lại bước sang 1 bước... 7-8 bóng người gầy xơ xác cứ thế lao vào nhà cướp bóc, họ cướp đi thúng gạo cuối cùng thế rồi tranh, chạy ra ngoài trước sự kinh sợ của cụ bà cùng với đàn con nhỏ
“Xin các người.. xin các ngườii.!!”
Cụ ông đứng nhìn theo mà còn nghe thấy một câu xin lỗi của họ đáp lại. Lúc họ chạy đi rồi cụ bà sợ hãi tột độ, cụ trách móc cụ ông đã bất cẩn nhưng cụ ông chỉ biết thở dài nhìn những cái bóng người đó khuất sau bụi tre. Cái thảm cảnh này thực sự rất đau lòng… cái đói làm cho người ta không còn có thể yêu thương đùm bọc lẫn nhau.. cụ bà khóc nấc… những bóng người chạy đi khuất thế rồi cụ ông chỉ còn biết đóng chặt cánh cửa lại... Một lúc sau ở ngoài đường làng có tiếng gào thét nghe ghê rợn .
Cụ tính đi ra ngoài để xem xét thế nhưng có gì đó ngăn cụ lại và cụ cũng đành mặc kệ, cụ nằm ôm các con mà cả đêm thao thức không ngủ lấy được một canh… đêm đó là một đêm kinh hoàng, những tiếng chửi bới, tiếng cãi cọ, tiếng đâm chém, la hét vang lên khắp nơi. Sớm hôm sau, trời sáng dần nhưng cực kì u ám . Bởi vì nhà chẳng còn gì để ăn nữa, cụ ông vác theo tấm chài định bụng đi ra sông vớt vát lấy chút tôm tép về cho đàn con ăn cho đỡ đói. Vừa đi ra khỏi con đường đất dẫn vào nhà sau bụi tre đêm qua những bóng đường kia chạy khuất. Một cảnh tượng bàng hoàng xuất hiện và sau này cụ vẫn kể là có chết cụ cũng không quên được
“Cái.. cái.. cái.. gì.!!”
Trước mặt cụ là một cảnh tượng cực kì ghê rợn. Cái thúng gạo đêm qua bị cướp khỏi nhà rơi vãi tung toé lộn xộn. Cả đống xác người nằm chồng chất máu me be bét kinh dị và xung quanh đó cũng là rất nhiều cái xác khác chết đói nằm vạ vật, chỉ nhìn qua thôi mà cụ ông cũng phải choáng váng, vội vã quay ngược về nhà không còn dám ra sông . Cụ ông nằm luôn ở nhà, cụ bà cũng không dám ra khỏi nhà nữa mà cả gia đình chỉ biết uống nước cầm hơi. Suốt nhiều ngày sau có tới cả trăm cái xác chết không được chôn cất bốc mùi tử khí hôi thối , tử khí ngút trời nồng nặc khắp chốn và cảnh tượng chẳng khác nào địa ngục trần gian cả… thế rồi độ vài ngay sau hôm đó nghe tin Việt Minh về làng cứu trợ .
“Cái.. cái.. cái.. gì.!!”
Trước mặt cụ là một cảnh tượng cực kì ghê rợn. Cái thúng gạo đêm qua bị cướp khỏi nhà rơi vãi tung toé lộn xộn. Cả đống xác người nằm chồng chất máu me be bét kinh dị và xung quanh đó cũng là rất nhiều cái xác khác chết đói nằm vạ vật, chỉ nhìn qua thôi mà cụ ông cũng phải choáng váng, vội vã quay ngược về nhà không còn dám ra sông . Cụ ông nằm luôn ở nhà, cụ bà cũng không dám ra khỏi nhà nữa mà cả gia đình chỉ biết uống nước cầm hơi. Suốt nhiều ngày sau có tới cả trăm cái xác chết không được chôn cất bốc mùi tử khí hôi thối , tử khí ngút trời nồng nặc khắp chốn và cảnh tượng chẳng khác nào địa ngục trần gian cả… thế rồi độ vài ngay sau hôm đó nghe tin Việt Minh về làng cứu trợ .
Những người còn sống cùng dân làng nghe tiếng chiêng trống mở cửa ùa ra đón thì khoảnh khắc cụ ông mở cửa ra cũng là lúc mà cụ nhìn thấy ông Lạc, ông lững thững đi vào rồi ngã vật ở cửa nhà cụ em … cụ ông như chết lặng.. cụ cũng đói đến hoa mắt rồi lao tới bế ông lên.. ông lạc chỉ còn da bọc xương và cái đầu trọc lốc.. ông không cả khóc được nữa. Cụ ông nháo nhác nhìn quanh mà bên ngoài là tiếng của người dân ùa ra đón, hô vang mừng rỡ vì Việt Minh về
“Thằng trẻ con ở đâu ra thế này?? Mẹ nó ơi??”
“Được cứu rồi.. dân ta được cứu rồi.!!”
Cụ bà đang ở trong buồng nghe thấy cụ ông gọi chạy vội ra ngoài. Ông Lạc nằm trong tay cụ ông thoi thóp. Trên người mặc mỗi cái khố rách , thân người ghẻ lở và không thấy bố mẹ ông đâu.. cụ ông động lòng vội vàng bế thốc ông Lạc vào nhà, bảo bà cố gắng vét lấy chút cám rồi nấu với nước nhét cho ông Lạc ăn.. ông Lạc yếu lắm.. cụ bà bón mà ông còn không cả há mồm ra được nữa. Phải cố gắng lắm thì mới đút hết cho ông Lạc ăn hết bát cám rồi ông Lạc lịm đi, nằm ở trong vòng tay của 2 ông bà cụ…
“Ông ơi, bố mẹ nó đâu rồi..?”
“Tôi đoán là??”
“Là gì?? Đi tìm bố mẹ nó xem nào..??”
“Thôi.. chắc là.. thôi kệ vậy…..!!”
Cụ ông nén tiếng thở dài, cụ bà cũng thở dài nhưng đây là 2 suy nghĩ trái ngược và ông Lạc đến với gia đình em trong hoàn cảnh như trên. Việt Minh về làng mang lương thực đến cứu trợ, và thảm cảnh trong làng khiến cho người người không khỏi xót xa. Những nồi cơm, những nồi cháo được nấu lên khiến cơn đói kinh hoàng được đẩy lùi và nhiều người vượt qua được cái chết… thế nhưng những cái xác chưa được thu dọn đã phân huỷ khiến cảnh tượng và không khí kinh khủng lắm.
“Thằng trẻ con ở đâu ra thế này?? Mẹ nó ơi??”
“Được cứu rồi.. dân ta được cứu rồi.!!”
Cụ bà đang ở trong buồng nghe thấy cụ ông gọi chạy vội ra ngoài. Ông Lạc nằm trong tay cụ ông thoi thóp. Trên người mặc mỗi cái khố rách , thân người ghẻ lở và không thấy bố mẹ ông đâu.. cụ ông động lòng vội vàng bế thốc ông Lạc vào nhà, bảo bà cố gắng vét lấy chút cám rồi nấu với nước nhét cho ông Lạc ăn.. ông Lạc yếu lắm.. cụ bà bón mà ông còn không cả há mồm ra được nữa. Phải cố gắng lắm thì mới đút hết cho ông Lạc ăn hết bát cám rồi ông Lạc lịm đi, nằm ở trong vòng tay của 2 ông bà cụ…
“Ông ơi, bố mẹ nó đâu rồi..?”
“Tôi đoán là??”
“Là gì?? Đi tìm bố mẹ nó xem nào..??”
“Thôi.. chắc là.. thôi kệ vậy…..!!”
Cụ ông nén tiếng thở dài, cụ bà cũng thở dài nhưng đây là 2 suy nghĩ trái ngược và ông Lạc đến với gia đình em trong hoàn cảnh như trên. Việt Minh về làng mang lương thực đến cứu trợ, và thảm cảnh trong làng khiến cho người người không khỏi xót xa. Những nồi cơm, những nồi cháo được nấu lên khiến cơn đói kinh hoàng được đẩy lùi và nhiều người vượt qua được cái chết… thế nhưng những cái xác chưa được thu dọn đã phân huỷ khiến cảnh tượng và không khí kinh khủng lắm.
Cách mạng họp người dân lại để ổn định đời sống, bầu ra chính quyền lâm thời quản lý, dựng nhà cho những người dạt tới để họ sống và thu dọn những xác chết vào những hố chôn tập thể… cơ mà.. mọi thứ vẫn không ổn.. câu chuyện về làng em mới chỉ là bắt đầu…
Xem Tiếp Chap 3 : Tại Đây
Đăng nhận xét