Truyện ma "Sự Tích Núi Nuôi Quỷ Vu Sơn"

 Truyện: Sự tích núi nuôi quỷ Vu Sơn.

Tác giả: Tĩnh Thủy
...
Thuở xưa vào thời Vua Trần Thái Tông nước Việt, tại một nhánh của dòng họ Nguyễn Di ở vùng lộ Bắc Giang, có một nhà nọ, nhà có hai anh em từ nhỏ đều đam mê yêu thích võ thuật, người anh tên Nguyễn Di Hùng, người em tên Nguyễn Di Mạnh, sau này cả hai anh em cùng thi đậu vào đường võ Trung Quán của triều đình, đi học ở trường võ bị tại kinh đô, tốt nghiệp ra thì cả hai anh em cùng được bổ tới làm đô đầu cho huyện Minh An, châu Gia Lâm, làm việc dưới trướng quan tri huyện là Vu Đạt, vốn tổ tiên cha ông là người Trung Quốc, họ Vu tên Cáp, làm nghề pháp sư, vì có nạn chống lại vua nước Ngô là Tôn Sách, Vu Cáp phải trốn về nước Nam, tới thời Vu Đạt là đời cháu chắt.

Vu Đạt tính tình cởi mở hòa đồng phóng khoáng, là bậc danh sĩ ở đời văn võ song toàn, lại thương dân như con nên được nhân dân vùng ấy mến mộ lắm, người ấy lại dùng người theo tài, không cậy con cháu do vậy anh em họ Nguyễn được người ấy yêu dùng lắm, người anh được tri huyện đặt cho tên lóng là Đại Di, người em được người trong công đường, bổ nha tuần phủ thường hay gọi là Tiểu Di, thuở ấy đi theo Vu đại nhân giữ gìn cho yên bình một cõi, Vu Đạt là hào kiệt đương thời, lại có sẵn tư chất dương gia con nhà võ tướng nên gặp đươc anh em Đại Di Tiểu Di thì yêu thích lắm, tối ngày tắt lửa tối đèn có nhau, dù cho việc phải đi công cán nơi xa.


Dù cho trên công đường xét xử, dù cho hồi kinh vào chầu chuẩn tấu, dù cho tới phủ lĩnh mệnh, hay kể cả việc đời thường như cùng nhau đàm đạo, cùng nhau luyện võ, múa quyền tập côn, cùng đọc sách viết chữ đều chẳng khi nào rời, tình thân như thế chẳng phân biệt chủ tớ trước sau nên hai anh em Đại Di Tiểu Di kính mến lắm, sau này cùng với Vu gia lập lời thề thiêng liêng coi nhau như anh em ruột thịt, cùng cắt máu mà thề tôn Vu gia làm anh cả, ví như sau này có chết đi rồi mà có căn số huyền môn không bị quỷ dữ âm phủ bắt đi thì cũng xin nguyện phụng sự cho Vu gia, cho quốc gia.

Thế rồi một năm nọ huyện Minh An gặp việc dữ, thời đó chiến tranh loạn lạc, rừng núi heo hút hoang vu, nơi nơi đất đá cằn cỗi, ma chướng tụ khắp nơi nên người ta dùng lại thầy pháp để trừ, năm đó huyện Minh An cũng bị nạn yêu ma quấy phá mùa màng, bắt người cúng tế, ba anh em lại cùng nhau khởi binh dẹp trừ cả đi, người đời cảm ân đức lắm, thường gọi là “Tế Giang tam kiệt”, sau này Vu gia mất đi thì người dân lập đền mà thờ, cũng biết về lời thề năm xưa đối với hai em nên thờ cả ba trên một ngọn núi hoang, về sau lấy họ của tri huyện mà gọi, có tên là núi Vu.

Chính nhờ hương hỏa trên núi ấy được nhân dân trong vùng yêu mến mà gìn giữ cho, lại còn cho đúc cả tượng, do đó ba người dù chết đi nhưng hồn vẫn có chỗ nương theo, cả ba cùng nhớ lời nguyện xưa nên không về phủ đầu thai mà tiếp tục nương theo núi ấy làm thần, phù hộ cho bách tính lê dân trong vùng, Vu Đạt được vua Trần Thánh Tông phong cho làm thần núi, có hiệu Vu sơn vương- Vu thần, Đại Di khi đó luyện theo mệnh thủy, học môn thủy Vu thuật, được hiệu ứng trên cảm cho gọi là Thủy Thiên Di, còn Tiểu Di luyện theo mệnh hỏa, học môn hỏa Vu thuật, được hiệu ứng cho, còn gọi là Hoả Thiên Di…

Thế nhưng phận phi nhân không rời được núi, dù đạo hành có lớn lao cũng chẳng thể tự do như người, nên cả ba hồn đều chỉ ở yên trên núi Vu không đi đâu khác, rồi dần dà có những người làm phu đào vàng bắt đầu tới dần núi Vu để khai thác vàng, hễ những ai lên núi cấm đào vàng mà lòng tham vô bờ, xem người như thú, lại xem như máy móc gỗ đá mà hành hạ, hoặc là chặt cây đốn hạ, hoặc là làm bẩn nguồn nước, hoặc là bắt giết thú hoang, hoặc là hủy thần báng thánh, Vu gia đều sai hai tướng thủy hỏa giết chúng đi, khi thì nổi làm cuồng phong, lúc thì lệnh vào chim muông thú dữ, trùng độc rắn rết trong rừng, nước dâng theo lũ, hỏa hoạn theo gió…

ngày đó phu vàng chết nhiều vô số, hễ ai mà chết hồn đang bị lạc chủ tôi lại thu giữ nó lại không cho Tột Khốc đưa đi, rồi dùng nó làm binh dưỡng tế, từ đó sự việc lại lan truyền trong giới phu vàng về ngọn núi có vị thần linh thiêng, do đó dân phu vàng không dám tùy tiện nữa, khi chúng tới núi thấy đền thờ tam kiệt đều hành lễ tưởng bái phân miêng, dù có khai thác được dù ít dù nhiều, đều để lại phân nửa lượng vàng làm hậu lễ cho thần trên núi, do Vu thần lại rủ lòng thương không tróc chúng nữa, mà chúng thấy lễ hành xong thì lại bình an, nên càng vì thế mà kính sợ hơn, dần dà bình yên trở lại, nhưng ai có ý mạo phạm thì đều xử nghiêm.

Từ đó tiếng tăm theo gió mà đi tới bốn phương trời, từ ngày địa phương cấm không cho phu phen lên núi này khai thác, tránh làm nó hủy hoại đi sự tự nhiên, giết thú chặt gỗ, thì dân phu vàng chỉ dám lên lén, thời gian cứ thế trôi đi, rồi uy danh núi như thế thì lại trở thành nơi chiến trường hiểm thế dùng cho binh gia, khi chiến tranh tới núi tôi lại thành nơi hào sâu tường chắn, gỗ mát làm ngụy trang, đất sâu làm công sự, suối sạch làm nguồn lương, thú rừng thành binh sĩ, cứ thế qua bao trận mạc.

Núi Vu thăng trầm cùng với an nguy quốc gia Đại Việt, mang hồn non sông, mang oai binh sĩ, theo dòng lịch sử mà đi, linh dị ngày càng nhiều, tới khi thây phơi đầy đồng, máu nhuộm đỏ sông, xác của người liệt sĩ phủ khắp miền, thì khi ấy núi Vu đã thành nơi thánh địa cho tà ma vong quỷ, cô hồn các đảng về đây trú ngụ…

hòa bình lập lại rồi nhưng âm hồn linh thiêng như thế chẳng dễ mà tan đi, phần vì là do còn lưu luyến đồng hao chiến trận, phần vì do uất khí nước non, phần lại vì hào khí căm giận biến thành lực sân mà ở lại núi Vu, những chúng quỷ thần cũng từ đó mà sinh ra, oai lực tích tụ trên núi ngày càng lớn mạnh, khi ấy phải cần có bậc huyền nhân, mang thân người có thân Tứ đại mới có thể dung dưỡng nổi, do đó mà đều ngóng trông theo…

Thế nhưng mà người hiền nhân ở đâu chưa thấy, chỉ thấy phường thổ phỉ sơn tặc, phường lâm tặc phá rừng, rồi bọn tróc nã trốn án, chúng thi nhau tới núi, muốn dựa vào cái địa linh của núi mà nương thân, rồi lại một phen chém giết, rồi dần dà đều phải theo pháp luật mà kẻ bị tróc, kẻ bị giết đi, sau đó lại tới phường cư sĩ lục lâm, chúng nó lên nơi này muốn mượn oai khí âm lực của thần, muốn mượn sức của cô hồn mà tu luyện những tà môn dị thuật, ngày đó nhiều vô kể xiết…

rồi bỗng một ngày kia có vị lãng tử chẳng rõ từ đâu tới, họ Trần tên Khang, người ấy khí chất át trùm, oai phong lừng lững, không kể loài người bình thường, ngay cả bọn phường đạo sĩ cô hồn trên núi người ấy đều xem như cỏ rác, ngay tới vong ma âm quỷ, binh tướng tới hóa thân của thần trên núi người ấy đều không sợ, đó là người có tư chất sáng ngời, thiên tư trời phú, thông minh vô cùng, học sâu hiểu rộng, lại là người có căn cơ U Ẩn, oai lực siêu phàm, có căn của hàng thập bát, thập chí có thể chạm tới hàng Thanh Văn Duyên Giác, vươn tới hàng Bồ Tát đạo của sa môn.

Người như thế nếu có tới thì ma quỷ liền cảm ứng được ngay, loài người mà tu theo đạo hạnh, biết nhìn nhân tướng cũng sẽ dễ mà thấy được oai nghi khí chất toát ra phừng phừng, cử chỉ nói năng đều không có gì sai quấy, đủ đầy các vẻ đẹp, đạt đủ Tứ đại oai nghi, thật là người mà muôn người đều trông ngóng, được trời cử xuống núi này mà duy trì cho chúng quỷ thần nương theo tu luyện…

Thật là,

Đẹp thay một ngọn núi thiêng

Ẩn sâu trong đó việc huyền nước non

Nghĩa chủ tớ giữ vẹn tròn

Làm thân ma quỷ vẫn còn chí cao

Tập 19.

Lại nói tới Trần Khang, kể từ ngày lên núi Vu thì chỉ một người một kiếm, một con chim ưng lúc nào cũng đậu sát trên vai, tên là Minh Sa, ngoài ra cũng chẳng thèm kéo băng đảng thị uy, không dung thu thuộc hạ mà cứ vậy lẳng lặng dùng mưu trí mà lấy hết các lều trại trọng yếu trên núi từ tay của lục lâm thảo khấu, kẻ nào không chịu quy hàng thì hắn liền sai gọi âm binh lên mà giết luôn, sau đó thu nhận hết đám đệ tử thủ hạ, cứ vậy dần trở nên lớn mạnh, lại mang đi đánh các trại khác trên núi, dần dần các trại đều theo gió mà hàng, chỉ thấy người ấy là bọn chúng đều hàng sạch, nhưng người ấy lại có đức hiếu sinh, nếu hễ có người hàng thì không tàn sát.

Do đó uy thế ngày càng cao, thế rồi người đó lai dùng đạo phép huyền môn mà điều khiển muông thú, gọi được các thần lục đinh lục giáp làm ra mây mưa, lại khéo sai âm binh dần dà xua đuổi hết đám đạo sĩ trên núi đi, cứ kẻ nào không nghe thì dùng sức dùng mưu mà trừ đi, quá trình thì dài trường kì gian khổ chỉ trong đôi lời kể không thể lột tả hết, chỉ biết sau khi lên núi được tầm một năm thì đã xong công cuộc bình định, cả núi chỉ còn những người tuân theo, thanh thế ngày càng lớn mạnh.

Trần Khang cho dựng trại, chia người thành các tiểu đội rồi huấn luyện cho chúng về binh đạo, đào tạo cẩn thận, lại cho quân chia ra đóng chặn những nơi hiểm yếu trên núi, cho đào hào xung quanh, làm cầu phao bắc qua, cho quân giữ những nơi chính yếu, từ mặt này nhìn được sang mặt kia, như thế con hổ ngồi, từ trước trông được sau, từ sau canh được trước, rồi Trần Khang lại cho mở những đồn phu dọc dưới chân núi, cho cày cấy gieo trồng bên trong, rồi Tổ chức nuôi thú lấy thịt.

Tự cung tự cấp cho binh sĩ, mỗi khi xuống núi đổi gạo cho dân thì đổi bằng thịt thà tăng gia ấy, tuyệt đối không ăn cắp thứ gì, dân vừa thấy lạ vừa thấy nể, vừa lo sợ lòng lại cũng thầm an yên, từ ngày có binh sĩ của Trần Khang đóng tại núi Vu, trải dài một triền đất rộng xuyên qua tám huyện đều không có cảnh cướp bóc, các tri huyện thì vừa mừng vừa lo, mừng vì đỡ việc, lo vì thanh thế bọn chúng ngày càng lớn, lại không phải quân chính quy đương triều, sợ lớn mạnh như thế nếu có sinh lòng kia khác thì khó mà quản lý…

nhưng lại thấy Trần Khang chẳng có động tĩnh gì mà lại chỉ cho quân sĩ tập trận thì các quan chính quyền địa phương đều lại lấy làm lạ…kể này luyện quân bài bản, chắc phải là người xuất thân trong quân ngũ chứ không phải giăc giã thông thường, do đó họ lại yên lặng chờ đợi động tĩnh của Trần Khang…

Luyện binh thêm hai năm ròng thì quân đội khi ấy đã chính quy, chẳng hiểu vì sao Trần Khang lại giao cho phó tướng chỉ huy, lệnh cho bọn chúng về đầu quân cho huyện phủ, trở thành quân đội của triều đình, không giữ lại một ai, chỉ một mình mình ở lại núi…

chính quyền hành chính khi ấy thậm chí còn đang định cấp báo về triều đình phòng khi có chuyện nguy cấp không kịp trở tay, nay bỗng nhiên lại thấy chúng hàng cả thì các quan trị huyện, phủ chủ quản mừng lắm, liền vội dâng sớ về triều đình xin phong chức tước, húy lạo ba quân rất hậu hĩnh, bọn phó tướng nhớ tới chủ xưa, năm lần bảy lượt lên núi Vu thỉnh Trần Khang về cùng hưởng vinh hoa nhưng người ấy không về, thậm chí còn nói nếu như tướng cũ nào mà về núi với ý định thuyết dụ thì đóng cửa không tiếp, không nhận làm anh em cũ…

do người trung hậu như thế nên uy tiếng nức danh, lê dân yêu mến, ngay đến hàng quan lại địa phương binh sĩ đều nể trọng chứ không sai gián điệp thầm lên núi trừ đi giống như những mục tiêu chính trị khác, do vậy mà Trần Khang được bình an trên núi, có sự bảo hộ của chính quyền và sự yêu mến của người dân, tính từ giờ khắc ấy thì người mới bắt đầu mục đích thật sự của mình…

Trần Khang cho phao tin lên rằng đã xuất gia tu đạo, nguyện xin ơn huệ của chính quyền cho ở lại núi lo việc hương khói cho thần núi Vu sơn, rồi thỉnh xin chính quyền nếu có phường thảo tặc nào lên núi xin hãy cử binh trừ đi cho, do lòng người thuận theo nên được đáp ứng ngay, từ đó nghiễm nhiên núi Vu trở thành của riêng người ấy quản lý, từ khi ấy Trần Khang liền đóng cửa núi, không còn cho dân chúng lên đó thắp hương nữa… vậy là núi Vu tuyệt cách với bên ngoài…

Bấy giờ Khang lại mới bộc lộc ra khí chất tuyệt phách ẩn chứa sâu sắc bên trong, chính là một huyền nhân rèn luyện huyền thuật chứ không chỉ là một gia tướng rèn quân, đúng y như lời Vu thần đã truyền cho các quỷ nghe, thuật người ấy sáng tỏ đất trời, bước chân lãng tử đã dừng lại nơi đây, ngắm người ngắm cảnh, biết là nơi địa linh nhân kiệt nên muốn dẹp yên đi mà ở lại định cư lâu dài còn lo cho việc huyền nơi đây.

Trần Khang đã có toan tính trong lòng, biết rõ thời bấy giờ pháp sư vẫn chưa được trọng dụng lại, dễ gặp phải khó dễ đại nạn, hiềm khích từ quan quân triều đình, binh lại hoàng gia, nơi núi Vu lại là núi cấm đền thiêng lưu danh sử sách, bọn thảo khấu đạo tặc vẫn còn đang dòm ngó, nơi đây tài nguyên lại nhiều, vàng quặng trong lòng đất dùng còn chưa hết, chẳng dễ gì mà được bình an lâu dài.

Nên Trần Khang mới dàn xếp ra việc binh như thế, cho thanh thế lớn mạnh lên rồi dâng hết quyền bính hòng vỗ về xoa dịu, chứng tỏ sự quy thuận thiên triều hoàng gia, đồng thời biến thành nguồn lực bảo vệ cho núi về lâu về dài, yên ổn lo việc, có sự bảo vệ của chính quyền, lại có quân đội luyện từ trên núi ra, tuy là quân sung vào hoàng gia nhưng cũng là xuất thân từ núi, nếu có họa nạn binh thổ phỉ tràn tới, quân ấy sẽ vì cố nhân mà tới ngay, cũng sẽ tạm yên về lâu dài không bị ai quấy phá…

Vậy mới thấy cái mưu cái trí của Trần Khang vượt xa người đương thời, không ai có thể đoán biết được suy nghĩ ấy vì nó vượt xa những kẻ đã từng đến núi suốt mấy trăm năm qua, làm việc chỉ làm một lần là dứt điểm mọi việc, về sau cũng chẳng phải lo lắng thêm gì, thật là người có nhãn quan sâu xa, có nhiều tài lạ, biết thuật luyện thao quân đội, rền luyện binh lính, lại biết thuật lạ luyện nuôi cả muông thú âm binh, chứng tỏ người ấy đường dương là gia tướng, đường âm là soái tướng, thật người có thượng căn vô lượng, lại có đức cao, trung thành với đất nước quốc gia, mưu tính thì hơn người không ai lường biết được, thật xứng đáng làm Tổ huyền môn.

Người sau có bài thơ ca ngợi Trần Khang và Vu đạt như sau:

Nước nam hào khí anh hùng

Bước chân lãng tử tụ cùng về đây

Thần Vu oai đức sâu dày

Trần Khang dựng núi mai này chớ quên.

Tập 20.

Bấy giờ Trần Khang chỉ còn một thân trên núi, liền bắt tay vào làm việc lớn, trước tiên dựng lên một am cốc nhỏ, một đạo tràng nhỏ, làm các công việc chuẩn bị rất lâu, rất kĩ tới từng tiểu tiết, từ hướng nhìn, vùng đất, từ địa linh thủy thổ, hướng gió hướng núi, cho tới chuẩn bị các đồ tỉ lễ như cờ quạt võng lọng, chiêng trống áo mũ, tiền vàng giấy bạc, hoa quả năm màu, lương thực ngũ cộc, rồi kế đến lại dùng nhiều ngày tháng để vẽ ra các bùa hiểm lạ, có các loại bùa đỏ, bùa vàng, bùa xanh, bùa xám là các bùa thuộc về hành tửu, rồi có các màu sắc thuộc về ngũ đạo ngũ hành, đều cho đốt và nhang hương cẩn thận…

lễ của người xưa không còn dấu tích, chỉ còn sổ sách ghi chép lại nhưng do thời gian chiến tranh hủy báng nên chẳng còn nguyên vẹn không thể diễn tả trong tiểu thuyết, chỉ biết đại lược như thế…

Tiếp sau đó Trần Khang chọn một ngày đẹp vào rằm, liền dâng lễ cầu đàn, rồi bắt quyết niệm chú gọi hết thảy chúng âm binh ma quỷ cô hồn liệt sĩ đang nương trong núi hiện ra, cả thảy có tới cả trăm giống loài, những cá nhân đơn lẻ thì nhiều vô kể xiết, chúng nó hiện ra mà đang trong đêm đen nhưng phủ trắng cả trời, ánh trăng đêm không còn thấy tỏ, nơi cây cối đều bị bóng vong của chúng nó phủ che cho chẳng còn thấy gì, thoáng chốc cả núi rừng chỉ còn nơi đàn tràng là sáng rõ…

Bấy giờ Trần Khang một mình đứng giữa trời đêm, hoang vu lạnh lẽo, xung quanh ma quỷ trùng trùng, lang sói hổ báo nhiều không kể xiết, Trần Khang rút kiếm ra trỏ lên trời, rồi liền quỳ xuống dưới đàn mà phát ra lời thuyết:

- Nay Trần Khang ta đây gìn giữ núi này để tế cho thần Vu sơn, những chúng âm binh ma quỷ con nào còn muốn theo thì ở lại cùng ta, ta dạy cho phép mà tu, càng sớm được về nguồn cội, nếu ở lại thì chờ lễ ta xong bước lên phía trước mà lạy, nếu muốn đi thì có hai nơi cho chúng mày đi: thứ nhất, loài nào muốn về các chùa thọ kí thì ta đây có phép mà xóa âm tính, liền bước về tay trái ta: còn thứ hai, kẻ nào muốn về phủ chịu thọ nghiệp rồi đầu thai lại làm người thì liền hãy bước về tay phải ta, ta đây sẽ gửi các ngươi về nơi địa phủ…

Nói đoạn lại chắp tay niệm chú, hồi lâu thì hiện ra ba bóng quỷ, chúng lần lượt là các con Tột Khốc, La Sát, Vô Tận Ý.

Khang lại nói cho chúng nó nghe:

- Sau khi hồi kinh này dứt, sẽ có vô số thần thức theo các ngươi về phủ, xin hãy nương tay mà dẵn dắt cho chúng nó đi đường được mát mẻ bình an..

Các quỷ nghe thế liền hiểu, vô tận ý chắp tay lên niệm chú, thoáng chốc thấy hiện ra vô số quỷ Vô Tận Ý, Tột Khốc và La Sát cũng liền làm như thế, vậy là các quỷ sai nơi địa ngục cũng hiện ra đầy cả núi, liền đứng nép vào một bên chờ đợi lễ xong…

Tiếp đến thầy Khang lại chắp tay hướng về tượng Vu thần cầu:

- Nay xin thỉnh Vu thần - Vu sơn vương cùng lên đây mà xem lễ ta, nếu còn điều gì muốn nói hãy cùng lên đây mà nói, khi lễ đã xong chớ có yêu sách ta sẽ trị tội ngay.

Bấy giờ gió lốc nổi lên ầm ầm cát bay đá chạy mịt mù, trong làn khói ảo diệu từ nơi đền thờ Vu thần trên núi xuất ra ba làn khói, làn khói thứ nhất có màu đen, từ từ tụ lại thành hình một quỷ trông to lớn hung tợn, có hai sừng nhọn hoắt, đôi mắt trợn trừng, răng nanh đâm tua tủa trông oai phong kì vĩ đến vô cùng tận, chính là hình thể của Vu thần - Vu sơn vương.

Làn khói thú hai màu trắng, từ từ tụ lại thành hình một quỷ trông như ngọn nước to, cả người như khối thủy cầu, lại có vảy trắng muốt trông uy nghi như thuồng luồng giao long, nó có nửa thân trên, bay là là trên đám mây trắng, hai tay như tay người, một tay cầm túi nước lớn, tay kia cầm Thanh Thủy kiếm trắng, nó chính là Đại Di tả tướng nhân -

Thủy Thiên Di, làn khói thứ ba tụ lại dần thành hình ngọn lửa cháy rừng rừng, trông như khối cầu, nhìn ra nửa thân trên giống như thân dơi, mắt xếch răng đâm tua tủa, lại có hai sừng, thân người nó cưỡi trên ngọn lửa lớn, hai tay lủng lẳng như tay người, một tay cầm đồng hồ, bên trong lửa cháy rừng rực, tay kia cầm một đao bùa màu đỏ lửa, nó chính là Tiểu Di hữu tướng quân - Hoả Thiên Di.

Ba quỷ ấy vừa hiện ra tức thì ma quỷ trên núi đang quây quần quanh đó cùng nháo nhác cả lên, sau đó chúng nhất loạt quỳ phục xuống trước đàn.

Vu sơn vương mới cất tiếng nói:

- Việc đạo đã thông hiểu nhau từ lâu, ma quỷ núi này, ta là chủ quản, chỉ hiềm Vu thuật cao siêu, không phải con người huyền nhân U Ẩn, thì ma quỷ mười phương trời cũng không thể phùng hưng lưu truyền nó được, nay núi có tiên sinh tới đây thay ta chủ quản, duy trì tông môn phép đạo, thật là người trời ban cho Vu gia, nay nguyện theo tiên sinh, mời tiên sinh thi lễ.

Trần Khang liền nói:

- Vậy nay tôi làm lễ tưởng bái cầu siêu cho bọn chúng, sau đó sẽ thuyết về việc lập tông cho Vu môn.

Tức thì liền ngồi xuống từ từ nhập vào thiền định, trong bảy ngày đêm mới hoàn thành lễ đó.
Trong bảy ngày ấy, trước tiên thầy tụng kinh thuyết giảng cho bọn chúng nghe, thầy Khang dạy cho cả núi nghe cả thảy có tám loại kinh sa môn, lần lượt như sau:

Thứ nhất, kinh A-di-dà

Thứ hai, kinh Phổ Môn


Thứ ba, kinh Tám Điều.

Thứ tư, kinh Bát Nhã.

Thứ năm, kinh Dược Sư

Thứ sáu, kinh Sám Nguyện

Thứ bảy, kinh Vu Lan

Thứ tám, kinh Địa Tạng.

Sau khi tụng xong các hồi kinh đó, tức thì hơn phân nửa số vong ma ngạ quỷ trên núi ấy, chúng đều lần lượt hiện lên bên tay trái thầy, cúi lạy thầy ba lạy rồi đều tan đi hết về nơi các chùa triền mà Trần Khang đã liên hệ sắp đặt sẵn cho việc huyền đêm nay.

Tiếp đến, thầy lại dạy cho những vong quỷ còn lại nghe năm loại kinh chú sau, cho chúng nó tiếp tục theo lễ.

Thứ nhất, kinh Sám Hối sáu căn

Thứ hai, thần chú Bát Nhã ba la mật đa

Thứ ba, thần chú Đại Bi

Thứ tư, kinh Phổ Hiền quảng nguyện vương.

Thứ năm, kinh Nhân Quả ba đời.

Sau khi xong các kinh chú ấy, tức thì có tới hai phần ba số quỷ còn lại cùng tiến lại bên phía tay phải thầy mà khấu đầu chào, lập tức cũng có ngần ấy những bóng quỷ Tột Khốc cầm xích đen hiện ra bên cạnh chúng, lại có một số quỷ La Sát và Vô Tận Ý hiện ra cạnh những vong hồn chết khi có đạo huyền, trông đông như kiến bu. Cứ con nào khấu đầu chào xong, thầy Khang lại giơ tay ra thọ kí cho nó, ngay khi vừa dứt thì Tột Khốc liền tròng xích vào cổ mà lôi xuống địa phủ, dần dà chúng đi cả.

Tiếp đến, thầy lại dạy bí thuật huyền thần chú cho bọn chúng quỷ còn lại nghe, gồm có sáu manh chú, lần lượt như sau:

Thứ nhất, manh chú Phù ấn môn thuật

Thứ hai, manh chú Trị thương.

Thứ ba, thần chú Lỗ ban chi bùa

Thứ tư, mật chú Tam thiên thế giới

Thứ năm, mật chú Quỷ tri vô tận

Thứ sáu, manh chú Lục túc minh thiền.

Sau khi dạy xong sáu thần chú đó, thì cũng đã là bảy ngày đêm không nghỉ kể từ khi bắt đầu, nghi lễ cũng đã xong, tất cả chúng quỷ còn lại đều bước xuống dưới đàn, kính lạy ba lạy hô to:

- Xin cho nghe danh hiệu để chúng tôi còn thờ.

Bấy giờ Trần Khang vụt đứng dậy, ngay lúc ấy đã là vào giờ dần sáng mai, mặt trời đang dần ló dạng, thầy mới hô to lên một tiếng, đoạn truyền cho tất cả chúng âm binh ma quỷ trên núi ấy nghe bài tế trời đất âm binh, sau đó liền trỏ mặt chúng nó mà răn dạy:

- Nay đã tới giờ huyền, lời xin của ta đã được trên chứng cho, dưới thì đồng thuận, từ hôm nay trở đi, ta là Trần Khang, xin lập ra phái, lấy tên núi mà đặt là Vu Sơn Huyền Môn Chi Thuật. lấy thuật của Vu sơn vương làm hiệu ấn, lấy hiệu của Vu sơn vương làm danh môn, lấy ta là trưởng môn nhân Nhất Cửu Đỉnh Ca, tự phong làm sơ Tổ lấy hiệu Huyền Phi, lấy bài vị Vu sơn Vương làm Nhất cửu Pháp bảo, từ nay tất cả các ngươi đều phải theo hiệu lệnh ta mà làm, ai làm trái lời chớ có trách pháp môn vô lượng, hình phạt khắc nghiệt.

Lời ngài nói ra vang vọng núi rừng, oai nghi như muôn ngàn đạo binh mã, chúng âm binh nghe thấy con nào con nấy quỳ phục xuống đảnh lễ.

Thật là,

Sóng rền vang, bạch môn khai mở

Mây mờ tỏa, thần chí sáng ngời

Tróc quỷ binh, đạo không ngăn trở

Truyền minh ý, đại lượng muôn nơi.

Tập 21.

Bấy giờ Sơ Tổ Huyền Phi nói:

- Nay Vu sơn vương là thần của núi này, duy trì bản mệnh cho núi này, chỉ cần hương hỏa trên núi này không tắt, kể như có phải tan hồn, cũng nghìn kiếp thối chuyển sẽ về lại núi, đối với hai tướng Thủy Hoả Thiên Di dưới uy Vu vương, hiệu lệnh khắp ba quân toàn núi, chúng bay đều phải nghe theo, nếu trái mệnh sẽ tan hồn.

Các quỷ đều đồng thanh “dạ” to một tiếng.

Đoạn Huyền Phi liền đọc bài văn sám hối hồi hướng tụng kinh cho các quỷ được siêu thoát, rồi lễ ta hậu, sau đó xếp bằng ngay ngắn, phất nguyện, hồi hướng, ngưỡng nguyện, kế tới liền đọc tam tự quy, sau đó lạy chư thánh hiền khắp mười phương pháp giới, vậy là việc đạo đã xong, tròn đầy viên mãn, kế đến lại nói:

- Nay cần chọn ra những quỷ có đủ oai lưc để gìn giữ cho pháp môn thâm sâu diệu đoán này, ta chỉ nói ra một lần duy nhất, tất cả chúng quỷ hãy yên lặng mà nghe ta thuyết các đại thần chú, nếu như chứng được thì sẽ được ta chọn làm việc, còn lại tiếp tục tu dưỡng đạo lớn.

Vậy là bọn chúng quỷ lại ngồi xuống quây quần quanh đàn tràng nghe sơ Tổ thuyết, bấy giờ Tổ thực hiện phép đảnh lễ, kế tới là dâng hương, rồi đọc bài kệ tán Phật, lại lạy chín lạy, kế đó liền tụng không nghỉ bài kinh sám hối, rồi làm lễ tán hương, sau đó dạy cho chúng quỷ thập đại thần chú gồm có các loại thần chú sau:

Thứ nhất, tịnh pháp giới chân ngôn

Thứ hai, văn thù hộ thân chân ngôn

Thứ ba, đại Phật đỉnh thủ lăng nghiêm chú( chú lăng nghiêm)

Thứ tư, thần chú cúng thổ địa

Thứ năm, thần chú cúng trời

Thứ sáu, thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni( chú đại bi)

Thứ bảy, như ý bảo luân vương đà la ni

Thứ tám, Phật mẫu chuẩn đề thần chú

Thứ chín, dược sư quán đỉnh chân ngôn

Thứ mười, quan âm linh cảm chân ngôn

Sau khi niệm xong mười đại thần chú đó, liền khai độ cho hết thảy yêu ma còn lại trên núi, mở thông các pháp cho chúng nó tiếp cận với đại đạo sâu mầu, bọn chúng nghe được thần chú giống như người đang nơi tối tăm hứng được nước pháp, con nào con nấy đều Vui mừng khôn xiết, thế nhưng khi chú thứ mười vừa dứt, hầu hết đến tám phần ma quỷ trên núi đều tan đi cả, con thì nấp vào hốc đá, con thì trèo lên cây, con thì tan thành đám sương mờ, cứ vậy mà lẩn đi hết, chỉ còn sót lại cạnh đàn một số ít những quỷ đã chọn.

Tổ bấy giờ dừng lễ, làm các bước hậu lễ xong liền bước ra trước ba quân, đoạn ngồi trên trướng phủ trỏ xuống nói:

- Những kẻ này đều là tinh hoa của núi, nghe kinh Phật mà không lẩn trốn, nghe tới đại thần chú cũng không thối tâm, nghe phát đại nguyện lại không sợ hãi, xứng đáng giữ trọng trách, vậy nay ta truyền cho các quỷ núi Vu nghe lệnh!

Nhất loạt quỷ đều quỳ phục xuông, ba quỷ đứng đầu núi cũng bay xuống dưới trướng quỳ theo.

Tổ nói:

- Vu sơn Vương nghe lệnh!

Vu thần bước ra nói:

- Có tôi.

Tổ truyền:

- Nay phong ông làm Vua núi này, chỉ làm việc theo hiệu lệnh Tổ, cho toàn quyền điều phối các vong ma trên núi, Tổ là thân người sau này sẽ theo luật trời sinh lão bệnh tử mà diệt nhưng thần núi thì trường thọ mãi cùng non sông, ông phải giữ lấy ý chí của ta mà truyện thụ cho các thế hệ kế cận ta sau này.

Vu vương quỳ xuống nhận lệnh rồi tan đi ngay. Tiếp đến Tổ lại truyền:

- Thủy Thiên Di, Hoả Thiên Di nghe lệnh, phong các ngươi làm tả hữu tướng quân của núi, có thể tùy ý đi lại không cần lệnh Tổ, chỉ huy ba quân binh sĩ, còn sinh thời các ngươi đều là tướng giỏi, khi ấy luyện quân trong trướng gấm làm thế nào, nay cứ vậy mà làm, không cần thêm bớt.

Hai quỷ khấu đầu nhận lệnh rồi cũng liền tan đi.

Tổ lại nhìn xuống trướng mà nói:

- Tứ quỷ Tả Na, Hữu Na, Tả Dực, Hữu Dực nghe lệnh.

Lập tức dưới trướng bước ra bốn quỷ rất to, con nào con nấy hai tay cầm hai chùy, một mắt hai sừng, uy nghi kì lạ, chân tay đều có vuốt sắc dài tua tủa, đều mang thân màu đen.
Tổ truyền:

- Nay phong cho các ông làm tướng hộ vệ núi Vu, riêng tài lực của các ông thì loài người không thể chạm tới, các ông có nhiệm vụ giữ gìn bản mệnh, bài vị hương hỏa cho tam kiệt núi Vu, cũng như cho ta và các Tổ sau này kế cận ta.
Bọn chúng đều khấu đầu lãnh ý rồi tan đi ngay.
Tổ truyền:

- Triết Từ Nghi nghe lệnh.

Tức thì dưới trướng bước ra một con chồn hương màu đen.

Tổ nói:

- Nay ngươi tu cao, mang được thân gia súc, lại vẫn hiểu đạo, sớm muôn cũng sẽ thành người, thế nhưng nay việc núi chưa ai thay được, nếu bằng lòng thì ở lại núi, thân thú này chết đi thì mượn thân thú khác ở lại tiếp tục tu luyện, về sau sẽ đắc. Hãy ở lại đây quản hết âm binh muông thú trên núi này khi ta đi vắng.

Chồn gật đầu rồi chạy biến đi. Tổ lại trỏ tay vào hai con rắn một xanh một trắng đang bò gần đó nói:

- Hai ngươi chưa có tên họ, lâu nay được gọi là thanh xà bạch xà, nay ta đặt tên cho là Thiên Phú Nặc và Địa Đề Nan Đà, phàm việc binh đạo đều lấy thiên địa làm trọng, ta sẽ dạy cho phép xem thiên văn và phép địa tiêu, từ nãy hễ trước khi Tổ xuất sơn thì phú nặc xem tinh tượng điềm trời, ngay khi Tổ xuất sơn thì đề nan đà đi theo Tổ xem đất linh huyết mạch.
Bọn chúng nó đều từ từ trườn bò về quấn quanh bàn chân Huyền Phi.

Tổ lại trỏ tay vào một quỷ màu xanh, người mỏng trông như tờ giấy nói:

- Ngươi là Án-xá-li phải không? Nay giao cho ngươi việc thư văn trong núi, hãy ghi chép để làm tư liệu đời về sau, co những ai theo môn ta cho họ tường tận gốc gác, nếu không có ngươi, núi Vu chẳng thể lưu danh cùng đất trời.

Nó cúi đầu lĩnh mệnh rồi tan đi. Tổ lại trỏ tay vào con chim cắt bấy lâu nay vẫn luôn theo mình, đang đậu trên nhành cây mà truyền:

- Minh Di theo ta đã lâu, pháp môn pháp lực đại đạo đều hiểu thấu, nay phong cho ngươi làm vua của loài có phép khinh, tự do bay lượn, đặt cho ngươi tên Minh sa vương, lại đặt lên người ngươi phép Biến di vô lượng, mỗi khi sau này có một Tổ nào xuất sơn cần cầu đến Vu thần đều phải thông qua ngươi mà làm phép di, tùy theo tình hình mà gọi ra.

Chim cúi đầu nhận ý.

Tổ liền khoát tay, nó cũng tan đi ngay…

Cứ thế phân phó cho hơn bốn mươi quỷ nữa, con nào con nấy răm rắp nghe lệnh, trên dưới phân miêng đâu ra đấy cả, rất đúng với phép dùng binh, Vu thần thấy thế thầm khen trong lòng, quả đúng là người huyền nhân hiểu đạo cao…

Từ hôm đó, núi Vu bình định xong, trở thành một phái lớn dần lên, các pháp sư của núi này xuống núi đều uy danh vang dội, lấn át cả quỷ thần, trải qua bao nhiêu đời vẫn không thối chuyển, danh hiệu “Vu sơn huyền môn chi thuật” sau này được tam Tổ Huyền Phương đổi thành “Vu sơn huyền phù thuật”, vang dội khắp bốn phương, có thời cực thịnh, đệ tử núi có người còn đươc vào kinh đô yết kiến Vua Trần Nhân Tông. Cứ vậy truyền đi cho tới chín đời Tổ, danh hiệu họ như sau:

Sơ Tổ: Huyền Phi

Nhị Tổ: Huyền Cơ

Tam Tổ: Huyền Phương

Tứ Tổ: Huyền Ảnh

Ngũ Tổ: Huyền Nhạc

Lục Tổ: Huyền Trường

Thất Tổ: Huyền Ca

Bát Tổ: Huyền Ân

Cửu Tổ: Huyền Vi.

Từ xưa tới nay thì lệ trên núi cũng không quy định, thế nhưng các Tổ núi Vu đều chỉ nhận rất ít môn sinh là người, thường chỉ vài ba người hoặc chỉ có một người, những người được các Tổ nhận để duy trì hương hỏa thường luôn là người huyền nhân U Ẩn, có căn cơ sầu mầu, còn ngoài ra thì đa phần đều là nhận âm binh để rèn luyện cho chúng nó, tích công đức cho chúng nhanh được siêu thoát, cứ vậy mà truyền đời.

Thật là,

Vượt vũ môn, Tổ khai vũ động

Lưu danh sử, hai chữ Vu huyền.a

Tổng Hợp

2 Nhận xét

  1. Tác giả cho e hỏi là vì sao đến đời cửu tổ Huyền Vi thì môn phái không được duy trì nữa, đắc tội với ai mà cửu tổ mất hết thức thần, phải lưu lạc? Và sau khi dịch được cuốn sách mà Tử lăng tướng quân tặng thì cửu tổ ra sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. B nghe bộ huyền nhân sẽ rõ b ah … nói thì khó giải thích.. bộ này rất hay.. mình nghe có lúc rơi lệ vì cửu tổ và quỷ núi vu … có vài câu nghe hay .. vd.. ngươi đang doạ người vu sơn sao… huyền y

      Xóa

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn